Trên thực tế, nám da là một trong những vấn đề da liễu rất khó điều trị. Thời gian điều trị tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm và mức độ cải thiện cũng có sự khác biệt ở từng trường hợp. Theo các bác sĩ Da liễu, hiệu quả của phương pháp lăn kim trị nám còn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng người.
Nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn, các mảng/ đốm nâu có xu hướng mờ dần theo thời gian, da khỏe mạnh và mịn màng hơn. Tuy nhiên, lăn kim cũng có thể gây dị ứng, kích ứng và làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn. Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý điều trị tại các spa và cơ sở thẩm mỹ không có đủ chuyên môn.
Nội dung bài viết
Lăn kim trị nám da là phương pháp gì?

Nám da tình trạng tăng sinh sắc tố melanin lành tính khiến bề mặt da xuất hiện các mảng hoặc đốm có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Vết nám thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, nhạy cảm và có tần suất tiếp xúc với ánh nắng cao như gò má, mũi, trán, cằm, vai và mu bàn tay. Mặc dù không gây ngứa ngáy hay khó chịu như khi bị mụn trứng cá nhưng các mảng/ đốm nám ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.
Tuy nhiên, nám da và các vấn đề da liễu do tăng sinh sắc tố thường rất khó điều trị bằng các loại thuốc bôi hay thuốc uống. Hiện nay, có rất nhiều cách trị nám như sử dụng laser, lăn kim, lột da, mài mòn da… với mục đích là loại bỏ đốm nám, mang đến làn da đẹp hoàn hảo như mong muốn. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp này đều có nhược điểm lớn là gây đau đớn cho người trị liệu, hơn nữa giá thành đắt đỏ nên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.
Và lăn kim đã trở thành biện pháp thẩm mỹ được nhiều người tin dùng nhờ sự an toàn và giá cả phù hợp. Lăn kim là một phương pháp điều trị da bị sẹo rỗ, lão hóa và nám da. Đã phát triển trong y khoa thẩm mỹ một vài năm gần đây. Dụng cụ chính trong quá trình điều trị là một kim lăn gồm: một bánh lăn được gắn hàng trăm mũi kim nhỏ đường kính 0,07 mm, dài từ 0,2 đến 3 mm chứa trong bao niêm và đã được khử trùng. Các kim lăn nhỏ sẽ chích xuyên da đủ sâu khoảng từ 2 – 3 mm kích thích sinh sản collagen và elastin.
Trị nám da bằng lăn kim là sử dụng một bánh lăn có chứa hàng trăm mũi kim kích thước siêu nhỏ để đưa tế bào gốc vào sâu bên trong lớp biểu bì, nhờ đó tế bào da mới sẽ được kích thích tái tạo nhanh hơn để thế chỗ cho các tế bào da đen sạm gây nám, trả lại cho bạn một làn da trắng hồng tươi trẻ.
Ngoài tác dụng điều trị nám, phương pháp lăn kim còn giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, tăng sinh tế bào da mới tạo nên bộ khung chắc chắn cho da, cải thiện kết cấu giúp da trở nên đàn hồi, săn chắc và khoẻ mạnh.
Ưu điểm khi áp dụng phương pháp lăn kim trị nám
Lăn kim khi được thực hiện bài bản chuyên nghiệp sẽ giúp tăng thẩm thấu dưỡng chất lên gấp nhiều lần so với các phương pháp thông thường, lăn kim giúp sắp xếp lại các bó sợi collagen bị hư hại một cách hiệu quả mà không gây tổn thương kéo dài cho da.
Phương pháp này không sử dụng thuốc hay hóa chất mà phụ thuộc vào cơ chế làm lành tự nhiên vốn có, không gây tác dụng phụ vì bị xâm lấn như các phương pháp trị khác.
Không để lại sẹo và không làm tổn thương cho da: Bản chất của phương pháp lăn kim là thay da bằng cơ chế sinh học tự nhiên, tăng collagen và elastin liên tục nên sẽ không để lại sẹo, không gây hại cho da.
Tăng sinh collagen tự thân, tái tạo sâu từ bên trong. Do tác động bằng mũi kim nhỏ, mảnh có độ dài vừa phải nên tác động nhanh, tiếp cận đúng tầng da cần điều trị.
Da phục hồi nhanh chóng. Hiệu quả rõ rệt sau từng giai đoạn điều trị. Bạn sẽ nhanh chóng tạm biệt với nám và tàn nhang.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp lăn kim bạn sẽ có những cảm giác sau:
- Lần đầu thực hiện bạn sẽ có cảm giác hơi đau và có hiện tượng chảy máu nhẹ.

- Sau khi lăn kim da ửng đỏ, lúc da bắt đầu bong mài sẽ có cảm giác ngứa ngáy.

- Sau liệu trình lăn kim để có kết quả hoàn hảo bạn phải tuân thủ các chế độ chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vậy lăn kim có trị nám da được không?
Như vậy có thể khẳng định rằng phương pháp lăn kim là phương pháp trị nám hiệu quả. Ngoài ra các bác sĩ da liễu còn khẳng định không chỉ điều trị nám hiệu quả mà phương pháp này còn giúp trị tàn nhang, mụn tận gốc, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho làn da.
Quy trình lăn kim trị nám da tại các trung tâm da liễu

Để có thể có một quy trình điều trị hiệu quả trước tiên cần phải chuẩn bị tốt:
Lăn kim tạo ra các tổn thương giả nhằm kích thích phản ứng hồi phục và tái tạo của da. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả của phương pháp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề trước khi thực hiện:
Trong vài ngày trước khi lăn kim, nên tránh căng thẳng quá mức và cần ngủ đúng giờ, đủ giấc để da khỏe mạnh và giảm mức độ nhạy cảm
Nên sắp xếp công việc trước khi lăn kim vì phương pháp này khiến da mỏng, nhạy cảm và dễ bắt nắng. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi tại nhà trong ít nhất 1 – 2 ngày và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời.
Đặt lịch hẹn trước để bệnh viện/ trung tâm thẩm mỹ chuẩn bị kỹ lưỡng và phục vụ bạn chu đáo nhất. Theo các chuyên gia Da liễu, nên thực hiện lăn kim sau 16:00 để tránh tiếp xúc với ánh nắng và bụi bẩn.
Trước khi thực hiện lăn kim khoảng 3 – 5 ngày, nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng một số loại thuốc hoặc trì hoãn thời gian thực hiện để đảm bảo an toàn
Quy trình trị nám bằng phương pháp lăn kim tại các bệnh viện da liễu, thẩm mỹ viện, spa:
Bước 1: Bác sĩ và chuyên gia tiến hành thăm khám, soi da để xác định tình trạng nám, loại nám và độ nông sâu của chân nám. Đồng thời tư vấn liệu trình trị nám bằng phương pháp lăn kim trị nám để đạt kết quả tối ưu nhất.
Bước 2: Sau khi xác định phác đồ điều trị đúng thống nhất giữa bác sĩ và người cần điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lăn kim buổi đầu tiên.
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ khu vực da cần điều trị.
Bước 4: Dùng kem tẩy da chết nhẹ nhàng để da chết được làm sạch hoàn toàn như vậy quá trình lăn kim sẽ diễn ra thuận lợi và tác động sâu hơn mà không bị lớp da chết cản lại.
Bước 5: Xông hơi và thoa toner lên da, làm sạch sâu lỗ chân lông kết hợp với máy hút dầu để làm tinh khiết da
Bước 6: Thoa thuốc gây tê lên vùng da nám cần trị. Ủ tê 15-30 phút.
Bước 7: Thoa thuốc sát trùng PVP lodine 10% lên vùng da cần điều trị một lớp mỏng. Để sát trùng da trong vòng 1 phút rồi sau đó lau nhẹ thật sạch da bằng NaCl 0.9%.
Bước 8: Tiến hành lăn kim để tạo vết thương giả, tạo đường đưa tế bào gốc và tinh chất đặc trị vào sâu dưới da để kích thích tái tạo tế bào da mới thay thế cho vùng da sẫm màu, nám.
Bước 9: Thoa lên vùng da điều trị sản phẩm tế bào gốc và tinh chất đặc trị trong quá trình lăn kim. Lăn theo các chiều ngang, dọc, chéo và lăn kĩ ở những vùng da có vấn đề cần cải thiện.
Sau khi lăn kim, khách hàng cần ở lại cơ sở làm đẹp trong khoảng 30 – 60 phút để bác sĩ theo dõi tình trạng xuất huyết, kích ứng và dị ứng. Nếu phát sinh các biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và áp dụng các phương pháp xử lý kịp thời.
Trong phương pháp lăn kim trị nám, động tác đi kim rất quan trọng để kim lăn đều trên bề mặt do vậy nên phải dứt khoát, mạnh mẽ không rề rà, đi kim nhịp nhàng và liên tục kết hợp đưa tinh chất vào sâu trong da.
Thông thường để nám được trị sạch và hiệu quả tối ưu cần một liệu trình kéo dài từ 2-6 buổi lăn kim liên tục.
Tuỳ tình trạng nám da và cơ địa da khi thăm khám và soi da để bác sĩ xác định liệu trình phù hợp nhất.
Thường điều trị lăn kim không quá 6 buổi để tránh tổn thương da, chi phí mỗi lần thực hiện từ 400.000 đến triệu đồng cho mỗi buổi.
Cách chăm sóc sau khi lăn kim trị nám da và một số lưu ý
Sau khi sử dụng phương pháp lăn kim trị nám, việc chăm sóc da đóng vai trò rất quan trọng giúp da được tái tạo và phục hồi nhanh chóng. Cùng xem chi tiết quy trình chăm sóc da như sau:
Bước 1: Làm sạch da

Khi lăn kim, tác động của kim lăn tạo thành hàng ngàn vi điểm tổn thương trên da, bởi vậy da lúc này yếu và rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cần một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có khả năng làm sạch hiệu quả và kháng khuẩn tốt, tốt nhất không bọt để tránh tẩy rửa mạnh, có độ pH chuẩn 5.5-6 để da được cân bằng nhất.
Bước 2: Sử dụng tinh chất dưỡng da sau lăn kim

Các loại serum tinh chất dưỡng sẽ giúp phục hồi da nhanh hơn và giảm thiểu phản ứng phụ của da.
Sau khi lăn kim sử dụng các tinh chất có thành phần như Peptides, Hyaluronic Acid (HA), vitamin E, acid béo thực vật Cranberry, Blackberry, Acai Berry, Damascena… và đặc biệt Squalene. Điều đặc biệt từ các tinh chất thực vật là phân tử của chúng rất nhỏ nên dễ dàng thấm sâu và hấp thụ nhanh chóng hơn, từ đó giúp phát huy công dụng của việc lăn kim.
Ngoài ra sau lăn kim 7-10 ngày bạn có thể áp dụng thêm tinh chất vitamin C giúp tái tạo và tăng sinh collagen cho da sáng và đều màu. Đồng thời các tinh chất sẽ giúp phục hồi da nhanh chóng, làm đầy mịn và thúc đẩy tái tạo tế bào da cho da luôn tươi mới.
Bước 3: Bôi kem ức chế melanin nhẹ nhàng
Sau khi sử dụng phương pháp lăn kim trị nám, vùng da bị tổn thương sẽ tăng sản sinh melanin bảo vệ da – nguyên nhân chính gây tăng sắc tố sau lăn kim
Do đó, để bảo vệ da bằng lớp kem ức chế melanin nhẹ nhàng như: pidobenzone 4%, rentinoin… sau quá trình bong da.
Bước 4: Chống nắng

Sau điều trị nám bằng phương pháp lăn kim da sẽ trở nên yếu ớt và dễ chịu tác động của môi trường với ảnh hưởng xấu gấp nhiều lần so với da bình thường. Vậy nên bạn cần chống nắng thật cẩn thận để tránh tác hại từ tia UV làm quá trình trị nám da mất tác dụng.
Nếu không có việc phải đi ra ngoài tốt nhất nên ở nhà và tránh tiếp xúc hoàn toàn với ánh nắng trực tiếp.
Đảm bảo kem chống nắng dùng được cho da nhạy cảm và dịu nhẹ cho da sau lăn kim, bạn nên sử dụng loại có chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên, tối ưu là 50 SPF với chỉ số PA ++ trở lên.
Khi đi ra ngoài nên thoa chống nắng và bịt thật kín với khẩu trang tối màu, mũ rộng vành và kính để tránh ánh nắng ảnh hưởng lên da làm tăng sắc tố da khiến da thâm sạm hoặc tái phát nám.
Lưu ý sau khi điều trị nám bằng laser
Trong 3 ngày đầu tiên, nên nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tối đa di chuyển, hoạt động ngoài trời (đặc biệt là vào ban ngày). Trong trường hợp phải ra ngoài, nên che chắn da bằng khẩu trang, nón và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF30 trở lên (nên dùng kem chống nắng dành riêng cho làn da sau laser, lăn kim).
Tránh tiếp xúc với các vật tỏa hơi nóng như đèn cao áp, bếp ga, bếp lửa,… Nhiệt độ cao có thể khiến da bị kích ứng, đỏ ửng và ngứa ngáy.
Trong vòng 1 – 3 ngày đầu tiên, chỉ sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để làm sạch da. Sau đó, có thể dùng các loại sữa rửa mặt nhẹ dịu có độ pH cân bằng (5.5), không chứa xà phòng và hương liệu để làm sạch da nhẹ nhàng.
Tuyệt đối không tự ý dùng mỹ phẩm (sản phẩm chăm sóc da, trang điểm….) trong thời gian sau khi lăn kim. Chỉ dùng các sản phẩm được bác sĩ chỉ định để kích thích tế bào da phục hồi và tái tạo nhanh chóng.
Từ ngày thứ 4 trở đi, da bắt đầu có dấu hiệu đóng mài và ngứa ngáy nhẹ (do tế bào đang trong giai đoạn phục hồi, tái tạo). Vì vậy từ thời điểm này, bạn có thể sử dụng thêm xịt khoáng để dưỡng ẩm, làm dịu da và thúc đẩy tốc độ tái tạo của tế bào. Nên ưu tiên sử dụng các loại xịt khoáng chứa Kẽm để sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Để da nhanh hồi phục và tăng hiệu quả làm mờ thâm nám, tàn nhang, bạn cần tránh các thói quen xấu như thức khuya, căng thẳng,… Các thói quen này có thể khiến da đen sạm, chậm hồi phục và làm giảm hiệu quả của phương pháp lăn kim.
Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây và sữa chua để tăng tốc độ phục hồi, giảm thâm nám và kích thích da tăng sinh collagen. Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, caffeine, thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và các loại thực phẩm dễ gây sẹo, ngứa ngáy như thịt gà, rau muống, thịt bò, hải sản,…
Phương pháp lăn kim trị nám có thể mang lại nhiều tác dụng vượt trội, cho da đẹp lên trông thấy song cũng tồn tại nhiều hạn chế. Nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiên để vừa đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị nám vừa đảm bảo an toàn cho làn da của bạn.
Phương pháp lăn kim trị nám là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến được nhiều người lựa chọn hiện nay bởi tính hiệu quả cao, thời gian điều trị ngắn, chi phí không quá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Tuy nhiên bạn cần phải đến các cơ sở điều trị uy tín, được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đồng thời thực hiện chăm sóc da sau khi điều trị theo đúng yêu cầu của bác sĩ.