Nổi mụn nước là tình trạng diễn ra khá phổ biến trên cơ thể con người, gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu và làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây ra mụn nước và giải pháp nào có thể điều trị mụn nước dứt điểm? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Mụn nước là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Mụn nước là loại bệnh da liễu khá phổ biến không phải tự phát mà do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng mụn nước không được xử lý đúng cách, khi mụn nước bị vỡ làm lây lan sang các vùng da khác có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng.
Mụn nước là gì?
Mụn nước là tình trạng trên bề mặt da bệnh có dấu hiệu phồng lên và nổi những nốt chứa dịch trong hoặc là mủ nếu bị bội nhiễm vi khuẩn. Chúng thường hình thành ở tầng thượng bì. Tình trạng nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là do bệnh tổ đỉa gây ra. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng từ 3 – 4 tuần kèm theo chứng đau rát và ngứa ngáy dữ dội.
Dấu hiệu nhận biết
Trên bề mặt da xuất hiện các nốt mụn phồng rộp, chứa dịch lỏng bên trong và có kích thước từ 5mm – 10mm. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Mụn nước khởi phát trên da có thể gây đau, rát, sưng đỏ, ngứa da hoặc không ngứa. Giai đoạn mới đầu, các nốt mụn nước này chỉ nhỏ li ti, mẩn đỏ sau vài ngày mụn nước sẽ lớn dần, chuyển sang màu đỏ ửng. Nhiều trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, các túi mụn nước tự vỡ, khô dần, bong tróc và sẽ tạo thành sẹo thâm trên da. Nhiều trường hợp bệnh sẽ không khỏi nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân nổi mụn nước trên da
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện mụn nước trên cơ thể, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:
- Do cơ địa nhạy cảm: nhiều người có xu hướng dễ bị dị ứng da khi tiếp xúc với một số chất kích ứng làm nổi mụn nước.
- Do tình trạng viêm da dị ứng: phái mạnh có tiền sử viêm da dị ứng thường dễ nổi mụn nước ngứa hơn người khác.
- Do căng thẳng: hiện tượng mụn nước dễ xuất hiện khi cơ thể con người thường xuyên căng thẳng, stress.
- Do tính chất công việc: Người có công việc đòi hỏi phải làm việc trong môi trường ẩm thấp hoặc thường xuyên tiếp xúc với kim loại vô cùng dễ mắc bệnh nổi mụn nước và các bệnh gia liễu khác.
- Do cơ thể dị ứng với một số thành phần có trong thức ăn: Khá nhiều người bị dị ứng đối với một số thành phần trong thức ăn dẫn đến tình trạng hình thành các mụn nước gây ngứa trên khắp cơ thể.
- Do dị ứng với thời tiết: Việc thay đổi khí hậu hay cơ thể gặp phải những biến đổi đột ngột của thời tiết theo mùa như quá nóng, quá lạnh thường dẫn đến những phản ứng như nổi mụn, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Do dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm: Việc tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng không phù hợp cũng có thể gây kích ứng và sinh ra mụn nước.
- Do cơ thể mắc các bệnh lý về da: Các bệnh về da như ghẻ ở, thủy đậu, chàm, tổ đỉa… cũng là nguyên nhân hình thành mụn nước cơ thể.
- Do suy giảm chức năng gan: Khi chức năng gan thận giảm, việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bị tắc nghẽn, gây tích tụ từ đó phát ra ngoài da bằng cách nổi mụn nước và ngứa.
Mụn nước xuất hiện ở đâu trên da
Mụn nước thường xuất hiện ở cả nam lần nữ, già trẻ, thậm chí xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh. Mụn nước có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, những khu vực thường xuất hiện mụn nước: Tay, chân, môi, vùng mặt, cánh tay, kẽ tay, ngón tay, mép môi, vùng kín dương vật, lòng bàn tay, bàn chân ,ở mông, ở lưng, cổ, nách, vành tai, mũi, trong miệng, lưỡi, ngực, khủy tay, mí mắt…
Nổi mụn nước khắp người là bệnh gì?
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng mụn nước khắp người bao gồm:
- Thủy đậu: Tạo ra các nốt mụn nước nhỏ, đóng vảy có thể ngứa hoặc không ngứa ở các vị trí khác nhau của cơ thể.
- Herpes: Gây ra mụn nước xuất hiện xung quanh miệng và bộ phận sinh dục
- Bệnh chốc lở: Thường phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi. Mụn nước thường xuất hiện ở cánh tay và chân, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở các vùng lân cận hoặc toàn cơ thể.
- Bệnh chàm (Eczema): Gây ra tình trạng mụn nước đi kèm tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ.
- Tổ đỉa: Khiến da bị nổi nhiều mụn nước nhỏ, ngứa ngáy một cách nhanh chóng.
- Ghẻ nước: Ngoài da có triệu chứng đặc trưng là mụn nước nổi nhiều trên bề mặt da, thường xuất hiện trên các kẽ ngón tay chân, lòng bàn tay hoặc ở vùng kín.
- Pemphigus (Hội chứng bệnh bọng nước tự miễn dịch): Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công vào các phân tử kết dính của da và gây ra tình trạng nổi mụn nước. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
- Tay chân miệng: xuất hiện các bóng nước, mụn nước trên bề mặt da tương tự như bệnh thủy đậu.
Cách chữa trị mụn nước trên da đơn giản tại nhà
Việc điều trị mụn nước cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh do có những triệu chứng tương tự giữa các bệnh nên cần được chẩn đoán để phát hiện bệnh chính xác nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp làm giảm nhanh cơn ngứa do mụn nước gây ra và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị mụn hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo:
Cách trị mụn nước ở kẻ ngón tay bằng muối biển
Muối có tính sát khuẩn cao, khử trùng kháng viêm và làm giảm ngứa ngáy do mụn nước gây ra. Muối hoàn toàn có thể triệt tiêu mụn nước và khôi phục lại làn da mà không có bất cứ tác dụng phụ nào. Hướng dẫn cách cách trị mụn nước ở kẻ ngón tay bằng muối biển:
- Làm sạch vùng da bị mụn nước.
- Bôi muối và chà sát nhẹ nhàng trên bề mặt da xuất hiện mụn nước.
- Thực hiện 2-3 lần một ngày để đạt hiệu quả.
Chữa mụn nước ở môi bằng nha đam
Nha đam là cây chứa lượng lớn hoạt chất kháng khuẩn, có khả năng giảm sưng tấy, viêm nhiễm và đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da, cản trở sự hình thành mụn nước. Hướng dẫn cách cách trị mụn nước ở môi bằng nha đam:
- Rửa sạch, loại bỏ phần vỏ và tách lấy phần thịt bên trong.
- Bôi nha đam nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn nước từ 15-20 phút.
- Rửa lại với nước sạch.
Cách mụn nước ngứa bằng bột yến mạch
Bột yến mạch có khá nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau giúp diệt khuẩn hiệu quả, không gây kích ứng và phù hợp với mọi loại da, góp phần điều trị mụn nước trên da. Hướng dẫn cách cách trị mụn nước ngứa bằng bột yến mạch:
- Trộn đều bột yên mạch với nước ấm.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn nước.
- Rửa sạch lại sau 20 – 25 phút.
Cách trị mụn nước ở trong miệng bằng bằng mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm sự đau đớn, khó chịu do vi khuẩn gây ra. Hướng dẫn cách trị mụn nước ở trong miệng bằng bằng mật ong:
- Dùng tăm bông để bôi trực tiếp mật ong nguyên chất vào vị trí mụn nước.
- Để mật ong trên đó trong vài giờ, vì thời gian dài hơn có thể giúp nó hiệu quả hơn.
- Xúc miệng lại với nước sạch.
Cách trị mụn nước ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Thành phần có trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn cao, chồng viêm giúp làm lành nhanh vết thương. Lá trầu là nguyên liệu thiên nhiên, rất lành tính nên an toàn với làn da mỏng và nhạy cảm của em bé. Việc sử dụng loại lá này để làm nước tắm sẽ giúp các bé trị mụn nước một cách hiệu quả, nhanh chóng. Hướng dẫn cách trị mụn nước ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:
- Rửa sạch 2-3 lá trầu và thái mỏng.
- Đun nước sôi và cho lá vào.
- Hãm như nước chè trong khoảng thời gian 10-15 phút.
- Dùng khăn xô thấm nước lá trầu và lau sạch những vùng bị mụn nước trên cơ thể bé.
- Tắm lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm, khô để lau đều cơ thể bé rồi mặc quần áo.
Cách trị mụn nước ở bộ phận sinh dục (dương vật) bằng giấm táo
Giấm táo là một loại giấm tự nhiên được tạo thành trong quá trình lên men táo, chứa thành phần Acid Axetic có khả năng chống viêm, kháng khuẩn quá tốt. Giấm táo sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu của mụn nước cũng như giúp da mau lành hơn. Khi sử dụng giấm táo, bạn sẽ cảm thấy hơi xót một chút. Hướng dẫn cách trị mụn nước ở bộ phận sinh dục (dương vật) bằng giấm táo:
- Lấy nước và giấm táo trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1.
- Sử dụng tăm bông thấm hỗn hợp và chấm nhẹ lên vùng bị mụn nước.
- Rửa sạch lại với nước sạch và lau khô.
Chữa mụn nước ở mép miệng bằng tinh dầu lá trà
Tinh dầu có đặc tính chống viêm của các flavanoid sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại vùng da bị mụn. Vì vậy mà dầu lá trà có thể điều trị nổi mụn nước ở mép miệng nhanh chóng. Hướng dẫn cách chữa mụn nước ở mép miệng bằng tinh dầu lá trà:
- Hòa tinh dầu cùng một ít nước sạch.
- Thoa trực tiếp hỗn hợp tinh dầu lá trà lên mụn nước.
- Sử dụng băng gạc băng lại vùng bị mụn.
Cách trị mụn nước ở mí mắt bằng dầu hoa oải hương
Dầu hoa oải hưởng là một trong số những loại tinh dầu rất có lợi trong việc điều trị mụn nước gây ra bởi nhiễm khuẩn gần tuyến bã nhờn Dầu hoa oải hương giúp giảm cảm giác ngứa rát và các triệu chứng của mụn nước. Dầu oải hương cũng giúp làm giảm kích ứng và cấp ẩm cho da, giúp đẩy nhanh quá trình lành da. Hướng dẫn cách trị mụn nước ở mí mắt bằng dầu hoa oải hương:
- Làm sạch vùng da cần điều trị
- Dùng tăm bông thấm dầu hoa oải hương chấm lên da cần trị mụn nước.
- Thực hiện 3-4 lần một tuần đến khi hết mụn.
Một số cách ngăn ngừa mụn nước xuất hiện trên da
Một số lưu ý trong sinh hoạt để giúp ngăn ngừa mụn nước xảy ra như:
- Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng cho da.
- Lựa chọn các dòng mỹ phẩm, sửa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng để dưỡng ẩm cho da.
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
- Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa học độc hai.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa triệu chứng da nổi mụn nước. Khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện lạ nào, hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có thể chuẩn đoán chính xác về bệnh lý và đưa ra cách điều trị tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Một số câu hỏi thường gặp:
Bị mụn nước ở tay là bệnh gì?
Mụn nước ở tay gây ngứa là tình trạng có liên quan đến một số rối loạn về da như là bệnh tổ đỉa, bệnh chàm,..
Mụn nước có lây không?
Các nốt mụn nước sau khi vỡ ra có thể khiến bệnh lan rộng sang các vùng da lân cận, lây sang người khác hoặc để lại sẹo xấu trên da.
Nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì?
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý da liễu như viêm da, tổ đỉa… hoặc có thể là bệnh nội khoa như gan, thận, tiểu đường, máu – tủy.