Nội dung bài viết
Melanin và những thông tin cơ bản cần biết
Ai cũng biết không phải tự nhiên mà một người lại có làn da khỏe đẹp, người khác lại có dàn da sẫm màu hoặc mắc các vấn đề về da khác mà ở đây melanin chính là một phần nguyên nhân chủ chốt. Tùy theo những góc nhìn khác nhau mà melanin sẽ trở nên có lợi cho sức khỏe của bạn song nó cũng sẽ có hại cho làn da của bạn bởi vì nó gây ra nhiều tình trạng da xấu, khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ hơn. Không ai muốn sức khỏe bị suy giảm đi mà cũng không ai muốn làn da trở nên mất thấm mỹ đúng không? Vậy hãy cùng đi tìm hiểu xem melanin thực sự là gì cùng những vấn đề xoay quanh nó.
Melanin là gì?
Melanin (hay còn gọi là hắc tố) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một nhóm lớn các sắc tố tự nhiên chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng sinh học, bao gồm sắc tố của da và tóc đồng thời bảo vệ da và mắt.
Sắc tố da Melanin là chất tự nhiên được tạo ra bởi những tế bào melanocytes (tế bào biều bì tạo hắc tố), nằm phân bố rải rác ở lớp đáy của thượng bì. Hắc tố chính là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Melanin là nguyên nhân chính gây rối loạn sắc tố da, góp phần quyết định tông da và tình trạng da của bạn.
Ở người, sắc tố da melanin tồn tại dưới ba dạng: eumelanin (phân chia thành các dạng đen và nâu), pheomelanin và neuromelanin. Khi ở các dạng khác nhau, melanin đáp ứng nhiều chức năng sinh học khác nhau. Thường thấy nhất là 2 dạng chính Eumelanin nâu đậm đến đen (chống lại các tia cực tím) và Pheomelanin nâu đỏ (không chống lại các tia cực tím). Ngoài ra, khi tồn tại dưới những tỉ lệ khác nhau chúng cũng sẽ góp phần hình thành nhiều chủng loại da khác nhau. Đó là một phần lí do tại sao trên thế giới có nhiều sắc tộc khác nhau hay tại sao da chúng ta có thể từ đen thành trắng và từ trắng thành đen.
Melanin có ở đâu?
Melanin luôn được tạo ra mỗi ngày bên trong chính cơ thể của mỗi người ở bên dưới lớp biểu bì da nhưng khi làn da tiếp xúc với ánh nắng có chứa tia UVB thì melanin sẽ được tổng hợp nhiều hơn bởi tế bào melanocytes khiến làn da chuyển sang màu rám nắng, là nguyên nhân gây ra nám da và tàn nhang. Mọi người đều có số lượng melanocytes như nhau nhưng một số người lại tạo ra nhiều melanin hơn những người khác. Nếu tế bào melanocytes của bạn tạo ra nhiều melanin hơn thì tóc, da và mắt của bạn sẽ có màu tối hơn và ngược lai.
Melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả, có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ. Cũng bởi vì sở hữu đặc tính này, mà melanin bảo vệ tế bào da khỏi tác hại bức xạ UVB, giảm nguy cơ ung thư da.
Vai trò của Melanin và các bệnh lý rối loạn liên quan
Melanin là sắc tố có vai trò quan trọng nhất với làn da của bạn, quyết định màu sắc của tóc, mắt và da, nó còn giúp kháng khuẩn và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Vai trò chính của các hắc tố là giúp bạn bảo vệ da chống lại tia cực tím của mặt trời, ngăn chặn các tia cực tím có hại và không cho phép chúng thâm nhập vào bên trong cơ thể và gây ung thư da.
Da sẽ được bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, hạn chế nguy cơ gây hại của tia bức xạ. Sắc tố này cũng giúp điều tiết quá trình lão hóa, giảm sự mài mòn da.
Tuy có vai trò quan trọng, nhưng việc giữ cân bằng các sắc tố melanin cũng không phải là điều dễ dàng. Những nguyên nhân chính khiến tăng tổng hợp hắc tố là do tiếp xúc với tia UV, yếu tố di truyền, tuổi tác, kích cỡ của tế bào bạch cầu, yếu tố nội tiết, bệnh mạn tính, và khả năng hấp thụ đầy đủ vitamin D.
Luôn có những trường hợp melanin tăng không kiểm soát gây ra các vấn đề về da như nám, tàn nhang, rối loạn sắc tố da làm da không đều màu thậm chí có thể gây ra bạch tạng.
Tàn nhang
Dưới tác động liên tục và gay gắt của ánh nắng mặt trời, melanin được sản sinh quá mức dẫn đến việc tích tụ dưới da. Những người gặp phải tình trạng này sẽ hình thành nên các đốm nhỏ màu be hoặc nâu nhạt trên mặt, đặc biệt là mũi và má. Hiện tượng này được gọi là tàn nhang. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lý này nếu không có phương pháp bảo vệ bản thân đúng đắn.
Tuy nhiên, một phần yếu tố di truyền cũng có thế khiến bạn bị tàn nhang. Theo nghiên cứu, người da trắng là đối tượng thường gặp phải bệnh lý này nhất. Các đốm trên mặt của người bệnh tập trung thành mảng, mọc dày đặc và gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh bản thân.
Nám da
Bên cạnh tàn nhang, melanin cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nám da ở người. Tuy nhiên, bệnh lý không liên quan đến yếu tố di truyền mà chỉ là do tia UV trong ánh nắng mặt trời. Dưới tác động của tia bức xạ, mô liên kết da bị phá hủy nhanh chóng. Tế bào melanocytes bị kích thích sản sinh hắc tố không kiểm soát. Từ đó, hình thành các đốm, mảng nâu đậm trên mặt, cổ, tay và chân.
Bạch tạng
Bệnh bạch tạng là hệ quả của việc rối loạn sản xuất hắc tố của cơ thể khiến da, tóc, lông mày và lông mi chỉ có màu trắng. Mắt của người bị bạch tạng cũng không nhìn rõ và kém đi theo thời gian. Đây là bệnh lý nghiêm trọng nhất liên quan đến sắc tố melanin mà hậu quả là người bệnh có tuổi thọ không cao.
Thị lực và sức khỏe của họ rất kém. Bệnh xảy ra khi gen có sự biến đổi, thiếu hụt nhiễm sắc thể. Bạch tạng mang nặng yếu tố di truyền và khó ngăn chặn. Nếu bố hoặc mẹ bị bạch tạng, tỷ lệ sinh con ra cũng mắc bệnh là cực kỳ cao. Melanin ở những người này được sản xuất rất ít, rất chậm và có thể hoàn toàn không được xuất hiện. Người mắc bệnh bạch tạng cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời vì da không được bảo vệ.
Da không đều màu
Dưới các tác động khách quan, lượng hắc tố trên da có thể được sản xuất khác nhau tùy vùng tiếp xúc. Đây cũng là hệ quả của việc rối loạn sắc tố. Melanin sau khi được tạo ra di chuyển đến các tế bào trên cơ thể tạo nên màu da đậm nhạt không thống nhất. Da trở nên không đều màu và gây ảnh hưởng thẩm mỹ. Tình trạng này thường bắt gặp ở người da trắng.
Bệnh bạch biến
Khi mất tế bào melanocytes, người bệnh sẽ có những mảng da có màu trắng mịn. Bệnh lý này không có cách chữa trị hoàn toàn, những cách điều trị liên quan đến bệnh này bao gồm thuốc nhuộm, liệu pháp chiếu tia UV, thuốc nhạy sáng, kem corticosteroid và phẫu thuật.
Bệnh parkinson:
Khi mắc bệnh parkinson, neuromelanin có trong não của người bệnh bị giảm xuống do các tế bào não ở khu vực chất đen bị chết. Thông thường lượng neuromelanin trong nao sẽ tăng lên khi chúng ta già đi.
Ngoài ra melanin còn có liên quan đến một số loại bệnh lý về da liễu như: thâm, nám, tàn nhang, các vết đồi mồi…
Cách để tăng hắc tố melanin trong cơ thể
Không phải cơ thể ai cũng có thể tự sản sinh ra hắc tố melanin, đặc biệc là do gen. Thậm chí có người dù đi phơi phới ngoài nắng cả ngày thì melanin cũng không thể được tổng hợp. Melanin tuy có hại nhưng melanin cũng cần thiết có trong cơ thể để bảo vệ da, tóc và mắt vì vậy nên không sản sinh được hắc tố không phải lúc nào cũng tốt.
Theo nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng có thể là chìa khóa giúp sản sinh hắc tố melanin một cách tự nhiên cho làn da của bạn. Một số chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra melanin bao gồm:
1. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa chứa tiềm năng sản sinh ra hắc tố cao nhất. Các vi chất dinh dưỡng như flavonoid hoặc polyphenol đến từ rau củ trong chế độ ăn, hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh và có thể ảnh hưởng đến sản xuất melanin. Một số trong số chúng có thể làm tăng sắc tố melanin, trong khi những loại khác có tác dụng ngược lại. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như rau lá xanh đậm, quả mọng đen, sô cô la đen và các loại rau nhiều màu sắc.
2. Vitamin A
Vitamin A rất quan trọng đối với việc sản xuất melanin và cần thiết để có một làn da khỏe mạnh. Vitamin A có thể được tìm thấy trong các loại thức phẩm chứa beta carotene (chất tạo ra màu đó, vàng và cam) như cà rốt, bí, khoai lang ngoài ra vitamin A cũng có trong cá và thịt.
3. Vitamin E
Là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏa làn da. Nó cũng là một chất chống oxy hóa và có thể tăng mức độ melanin, Bạn có thể nhận được vitamin E từ thực phẩm bổ sung như thuốc hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E như rau, ngũ cốc, các loại hạt và quả hạch.
4. Thảo mộc và thực vật
Thảo mộc và trà chứa lợi ích tiềm năng trong việc bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Các sản phẩm từ thảo mộc như trà xanh và nghệ rất giàu flavonoid và polyphenol có thể làm tăng hắc tố và có thể giúp bảo vệ da. Bạn có thể tìm thấy những loại thảo mộc này trong các thực phẩm bổ sung, trà và tinh dầu.
Cách giảm sắc tố melanin trong da
Khác với những người thiếu sắc tố melanin, những người thừa sắc tố melanin lại cần tìm cách để khắc chế hắc tố này.Giải pháp toàn diện và hoàn hảo để ngăn ngừa nám, tàn nhang hình thành là nuôi dưỡng các tế bào sừng để đủ sức chống chọi với tia UV. Khi đó, protein không bị phá vỡ và DNA không bị tổn hại, thì tế bào không phải gửi tín hiệu tới melanocyte tăng sản xuất hắc tố. Mặc dù bạn không thể kiểm soát được việc sản xuất sắc tố melanin nhưng có thể làm giảm sự tác động của nó. Các phương pháp làm giảm hắc tố cũng khá đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.
Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra việc tăng sắc tố melanin. Vì vậy, để giảm lượng sắc tố, bạn hãy bảo vệ da bằng các phương pháp hợp lí như che chắn cho da khi tiếp xúc với nắng, hạn chế ra đường vào những thời điểm nắng gay gắt hoặc dùng các loại kem chống nắng có chứa chỉ số chống nắng, chống tia UV cao. Da sẽ có một “lớp màng vô hình” bảo vệ da khỏi sản sinh nhiều melanin và khỏe mạnh hơn.
Cân bằng nội tiết tố nữ để tránh tăng hoặc giảm sắc tố melanin
Estrogen trong nội tiết tố nữ giúp kiểm soát hormon MSH – loại hormon kích thích sản sinh melanin dưới da, giúp ngăn ngừa tình trạng nám da, sạm da. Chính vì vậy khi nội tiết tố nữ bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng bị nám da, tàn nhang trên da.
Đối với nguyên nhân này, các bác sĩ khuyên chị em nên chú ý khẩu phần ăn kết hợp ngủ nghỉ đúng giờ, chú ý bổ sung những thực phẩm có chức năng cân bằng lại nội tiết tố như:
- Đậu nành
- Tỏi
- Súp lơ
- Khoai lang
- Bưởi
- Các loại hạt,…
Với những biện pháp này sẽ giúp chị em cân bằng lại nội tiết tố, dần dần lấy lại được làn da căng mịn, sáng đẹp.
Liệu pháp laser
Liệu pháp laser sử dụng một xung ánh sáng để loại bỏ các lớp da trên cùng. Nó làm giảm melanin trong các khu vực được điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp laser không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Bởi vì, nó có thể gây ra tác dụng phụ như đổi màu, sẹo và nhiễm trùng. Trước khi muốn thức hiện liệu pháp hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra tình trạng da xem có thể thực hiện được hay không.
Kem bôi hoặc thuốc mỡ
Bạn có thể sử dụng kem bôi hoặc thuốc mỡ để làm sáng da, những sản phẩm này làm giảm melanin và có sẵn trên thị trường. Trong các sản phẩm kem bôi và thuốc mỡ có thể chứa các thành phần gây ức chế tyrosinase – là enzym chính cần thiết cho quá trình tổng hợp melanin. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, gây mẩn đỏ, ngứa vì vậy hãy thật thận trọng khi sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Một số biện pháp tự nhiên
Một số biện pháp tự nhiên có thể làm sáng da. Tuy nhiên, không có ước lượng thời gian cụ thể để thấy rõ hiệu quả của những phương pháp này đối với từng cá nhân. Vì vậy, để thực hiện phương pháp này điều quan trọng là phải kiên nhẫn và duy trì phương pháp đều đặn.
- Nghệ: Theo nghiên cứu cho biết một số hợp chất hoạt động trong củ nghệ có thể làm giảm quá trình tổng hợp melanin. Điển hình là hợp chất curcumin, nó hoạt động bằng cách ức chế tyrosinase vì vậy sẽ ngăn chặn melanocytes tạo ra nhiều hắc tố.
- Gel lô hội: gel trong nha đam có thể giúp làm giảm sản sinh hắc tố sau khi phơi nắng. Thành phần của nha đam có chứa aloesin – là một hợp chất đã được tìm thấy để ức chế tyrosinase. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã nói rắng nha đam không có những tác dụng này nhưng những người sử dụng vẫn nói rằng nó giúp làm sáng da.
- Nước chanh: hàm lượng vitamin C có trong nước chanh có thể làm giảm hoạt động của tyrosinase, ngăn chặn sự hình thành melanin. Tuy nhiên, lưu ý nên sư dụng nước chanh đã pha loảng và phải tránh ánh nắng mặt trời sau khi sử dụng.
- Tẩy trắng da: Khi áp dụng một sản phẩm tẩy trắng da như hydroquinone, nó sẽ làm giảm số lượng melanocytes trong da. Cho nên, nó có thể dẫn đến làn da sáng hơn và tông đều màu hơn.
Bên cạnh đó, để giảm sản sinh melanin bạn cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ khoa học, tránh stress. Xây dựng liệu trình chăm sóc da đúng cách như tẩy trang, tẩy tế bào chết thường xuyên (1-2 lần/tuần), cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da để giúp da khỏe mạnh từ bên trong.
Xem thêm: