Trong số các loại mụn, mụn mủ được xem là loại mụn gây mất thẩm mỹ nhất, dễ lây lan, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và mặc cảm với bản thân. Điều trị mụn mủ không đúng cách có thể gây nhiễm trùng da và để lại sẹo khó coi. Vì vậy, US Clinic sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát hơn và đề xuất cho bạn một số cách trị mụn mủ an toàn qua bài viết chi tiết dưới đây.
Nội dung bài viết
Mụn mủ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết?
Bị mụn mủ “xâm lược” nhưng thiếu kiến thức đề “phản kháng” là điều không ai mong muốn. Bên cạnh đó, mụn có rất nhiều loại cùng nhiều biến thể khác nhau. Đó là lý do tại sao những chủ đề xoay quanh vấn đề này vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về mụn mủ.
1. Mụn mủ là gì?
Trong số các loại mụn, mụn mủ là một trong các loại mụn đánh giá nguy hiểm và khó điều trị nhất. Mụn mủ có kích thước từ 5 – 10 mm, chứa đầy mủ là các bạch cầu trung tính. Mụn mủ sinh trưởng bên dưới lỗ chân lông là có thể do vi khuẩn, virus hoặc hình thành do những chất sừng, sự nhiễm trùng bên trong nang mụn dẫn đến tình trạng ống bài tiết chất bã bị bịt kín miệng gây ra.
Mụn mủ rất dễ bị tổn thương, nếu sờ tay vào hoặc chạm nhẹ thì có thể gây vỡ mụn. Một khi mụn mủ bị vỡ chúng có thể khiến da bị tổn thương hoặc lây lan sang vùng da khác bởi bên trong là xác chết bạch cầu của cơ thể vì thế cần chú ý không tự ý nặn mụn mủ, bởi vì hành động này sẽ khiến cho da bị tổn thương và càng làm cho mụn nặng hơn. Mụn mủ là loại mụn rất nguy hiểm vì dễ bị viêm nhiễm, nhanh tiến triển và dễ để lại sẹo thâm trên da nhất. Đây cũng là nổi ám ảnh của rất nhiều người khi phải bị mụn mủ đeo bám, là một loại mụn rất nặng đối với làn da mặt vì mức độ gây viêm và biến chứng nếu không được chữa trị. Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể bị nổi mụn mủ. Chúng thường phát triển thành các cụm trong cùng một khu vực trên cơ thể.
2. Dấu hiệu nhận biết mụn mủ
Mụn mủ là lọai mụn dễ phân biệt nhất.
Chúng sẽ xuất hiện dưới dạng các đốm trắng và vàng nhạt bao quanh da đỏ: vùng da bất chợt nổi lên những nốt sưng đỏ, to, cảm giác rất buốt khi chạm nhẹ vào. Sau một thời gian thì đầu mụn lộ ra, có màu trắng hoặc vàng do mủ viêm, vi khuẩn tích tụ. Vùng da xung quanh bị viêm đỏ và sưng. Khi chạm vào cảm giác rất đau và khó chịu. Mụn mủ thường mọc ở các vị trí như vai, ngực, mặt, cổ, lưng, vùng mu, chân tóc. Đây đều là những vùng có lỗ chân lông to, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, dễ khiến vi khuẩn tích tụ và gây bệnh, đặc biệt là mặt vì “mặt tiền” luôn là vùng tiếp xúc nhiều bụi bẩn nhất.
3. Nguyên nhân gây mụn mủ trên da
Rất nhiều người cho rằng mụn mủ hình thành chủ yếu do tình trạng vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại mụn này là một bệnh viêm hệ thống, do nhiều nguyên nhân gây ra. Hầu hết nguyên nhân khiến cho da xuất hiện mụn mủ là mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường. Hoặc ở một số người có cơ địa da bóng dầu, nhiều dầu nhờn thì cũng dễ bị bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn viêm, mụn mủ.
Cụ thể:
- Chế độ sinh hoạt:
Thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến hệ bài tiết của cơ thể phải làm việc liên tục, do ban đêm da sẽ làm nhiệm vụ thải độc và phục hồi hư tổn. Vì vậy, nếu thường xuyên thức khuya, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, da không thể tái tạo và đào thải bã nhờn ra ngoài. Lâu ngày tích tụ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mụn mủ.
Đầu óc thường xuyên phải chịu áp lực, luôn có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn đến lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng. Một nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thuộc trường đại học Stanford đã chứng minh được căng thẳng, lo âu là nguyên nhân gây mụn mủ phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện trên 22 học sinh trung học trong thời điểm thi cuối học kỳ để theo dõi sự phát triển của mụn. Trong khi những học sinh bình tĩnh, những người còn lại luôn căng thẳng với kỳ thi nên bị nổi mụn nhiều và nặng hơn hẳn. Khi bạn bị stress, hoóc môn kích thích corticotrophin được giải phóng sẽ làm tuyến thượng thận sinh ra hoóc môn căng thẳng cortisol. Hoóc môn này sẽ chỉ dẫn các tế bào trong da giải phóng hoạt chất gây viêm. Cortisol còn gây ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, các cơ quan khác khiến hàng rào bảo vệ da dần yếu đi cho nên vi khuẩn mặc sức tấn công hình thành mụn mủ và diễn biến phức tạp hơn.
- Chế độ dinh dưỡng:
Những người thường xuyên ăn uống thiếu khoa học sẽ có có nguy cơ bị mụn mủ cao hơn. Nguyên nhân là do không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong một thời gian dài sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái stress hoặc thường xuyên tiếp nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh làm cho gan không thể lọc hết chất độc trong thực phẩm, dẫn đến lượng độc tố trong người tích tụ lại và bài tiết qua da gây tăng khả năng hình thành các nốt mụn cứng, sưng đỏ, có mủ trắng trong.
Thiếu vitamin D, probiotics, uống quá nhiều cà phê, ăn nhiều đường và tinh bột là nguyên nhân gây mụn mủ mà nhiều người không để tâm. Thiếu hụt vitamin D có thể làm hệ miễn dịch của cơ thể và làn da suy yếu, dễ bị vi khuẩn gây mụn tấn công. Còn probiotics rất có lợi cho quá trình điều trị mụn, sự thiếu hụt sẽ làm rối loạn vi khuẩn đường ruột và gây nổi mụn. Nếu như uống quá nhiều cà phê sẽ làm phá vỡ thế cân bằng ph, gây viêm sưng thì đường lại phá vỡ tế bào da, khiến collagen bị suy yếu.
Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân lớn. “Hoóc môn Testosterone rất quan trọng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Bình thường khi cơ thể bổ sung đầy đủ kẽm, nó sẽ giúp hoóc môn Testosterone điều chỉnh tuyến bã nhờn hoạt động điều độ, nếu thiếu kẽm, hoóc môn này sẽ bị chuyển hóa thành dihydrotestosterone, trạng thái chuyển đổi bất ngờ này sẽ khiến tuyến bã nhờn tăng tiết dầu nhờn. Mà dầu nhờn không được loại bỏ hết khỏi bề mặt da sẽ gây ứ đọng làm tắc lỗ chân lông, gây viêm nang lông và hình thành nên mụn mủ.” – Bác sĩ da liễu Gill Jenkins từng chia sẻ.
Ngoài ra việc đừng xem thường việc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, việc không nạp đủ nước cho cơ thể cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc cơ thể không thể “say bye” các chất thải trong cơ thể.
- Vệ sinh da sai cách
Nhiều người, đặc biệt là nam giới thường quan niệm rằng chỉ cần rửa mặt với nước sạch là đủ. Tuy nhiên trên thực tế bụi bẩn, vi khuẩn và các bã nhờn dư thừa thường ẩn sâu trong lòng lỗ chân lông. Mà nước sạch không có khả năng để loại bỏ hoàn toàn. Do đó, nếu để lâu ngày, các cặn bã này sẽ cô đọng và bít tắc lỗ chân lông. Tăng nguy cơ hình thành mụn mủ, mụn trứng cá bọc không nhân,…
Không vệ sinh đủ hay quá sạch cũng đều xảy ra vấn đề. Nhiều người lại lạm dụng việc rửa mặt khiến da bị khô, kích ứng. Mà da khô sẽ tăng tiết dầu nhờn hơn từ đó khiến mụn mủ viêm nhiễm nặng nề. Mặc dù chất sừng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành mụn mủ nhưng việc tẩy tế bào chết quá 2 lần mỗi tuần có thể khiến lớp sừng bảo vệ da mất đi, làm mỏng và đỏ da, gây kích ứng, sạm da.
Bên cạnh đó việc rửa mặt quá mạnh, chà sát bằng khăn cứng cũng có thể khiến bề mặt da bị tổn thương. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cho các nang lông.
Có một chế độ ăn quá nhều đường không chỉ giúp tăng khả năng bị bệnh tiểu đường mà còn thúc đẩy sự sinh sôi và phát triển của mụn.
Các đồ dùng như: chăn, gối, điện thoại, hay tóc bị bụi bẩn rất dễ gây ra mụn. Đặc biệt, việc bạn thường xuyên trang điểm sẽ gây bít lỗ chân lông đồng thời khi không tẩy trang kỹ càng sẽ khiến da bạn xuống cấp trầm trọng, càng làm cho mụn mủ mọc nhiều hơn.
- Sự thay đổi hay rối loạn nội tiết tố
Rất nhiều nghiên cứu y khoa trên thế giới đã chỉ ra sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì, mang thai hay hành kinh là nguyên nhân gây mụn mủ. Các hormone sinh dục tăng cao khi tới giai đoạn tuổi dậy thì khoảng từ 14-23 tuổi,vào tuổi dậy thì, hoóc môn giới tính là androgen được gia tăng sản xuất, một khi sự dư thừa hoóc môn này xảy ra sẽ kéo theo tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, lượng dầu và bã nhờn trên da quá nhiều sẽ làm tắc lỗ chân lông hoặc các nang lông. Vi khuẩn gây mụn sẽ có cơ hội phát triển hơn bao giờ hết, từ đó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm gây nên mụn mủ. Phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh, dùng thuốc tránh thai mà không được chăm sóc cẩn thận có thể khiến khiến tuyến bã nhờn dưới da bị rối loạn chức năng bài tiết, gây ra mụn mủ bị viêm, sưng lớn và đau dưới bề mặt da.
Nội tiết tố và các Hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình mụn bọc có mủ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ có mang hoặc cho con bú,…
Bởi đây là thời kỳ nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhiều, khiến da tiết bã nhờn và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mặc dù rối loạn nội tiết tố và Hormone không gây nguy hại cho cơ thể nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của người bệnh.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Bên cạnh việc vệ sinh da sai cách thì lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm bùng phát mụn. Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều corticoid dù có thể chữa mụn, làm trắng da cấp tốc nhưng hậu quả là khi ngừng sử dụng, da sẽ tệ đi trông thấy, giãn mạch máu, khiến mụn phát triển, mụn mủ, viêm hình thành. Vì vậy để bảo vệ da khỏi những thành phần có hại, người bệnh nên tìm mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại những thương hiệu uy tín.
- Ô nhiễm môi trường
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, hay thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhưng không sử dụng các sản phẩm bảo vệ sẽ khiến lượng bã nhờn tăng tiết, bụi bẩn bám vào da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mất cân bằng độ ẩm da làm làn da của bạn xuất hiện nhiều mụn hơn và nó có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân yếu tố kích thích mụn mủ xuất hiện như sau:
- Phản ứng dị ứng với thực phẩm.
- Bị côn trùng độc cắn
- Biến chứng từ các loại bệnh về da
- Biến tướng từ mụn trứng cá
Xác định được đúng nguyên nhân, người bệnh sẽ thiết lập được phương hướng điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn.
4. Đối tượng
Mụn mủ có thể xuất hiện ở tất cả các độ tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ, thậm chí là ở trẻ sơ sinh, cả nam, nữ. Mụn mủ phát sinh nhiều nhất ở độ tuổi thanh thiếu thiên và thanh niên, là một dạng của mụn trứng cá và có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể: mụn mủ thường xuất hiện ở da mặt, ở mũi, chân, tay, nách, cổ, môi, ở lợi răng, vùng kín, ở mông, lưng cánh tay, trán cằm hoặc có trường hợp trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu.
5. Cách xử lý mụn mủ an toàn
- Áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà:
Lựa chọn cách trị mụn mủ sưng to tại nhà được coi là phương án đầu tiên để loại bỏ mụn hiệu quả và an toàn cho da. Với nguyên liệu đơn giản và thao tác dễ dàng, các công thức có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.
- Điều trị bằng thuốc uống:
Việc điều trị mụn bằng phương pháp truyền thống tốn nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả lại không cao? Các bạn không cần phải lo lắng vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây có tác dụng chuyên trị mụn và đem lại tác dụng tốt cho làn da.
- Trị mụn nhọt bằng các loại sản phẩm, kem, thuốc bôi:
Các sản phẩm đặc trị mụn có khả năng xử lý thần kỳ hầu hết các nốt mụn. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy chú ý xem xét cẩn thận với các liệu pháp điều trị và nên thăm khám và điều trị với bác sĩ, chuyên gia da liễu có chuyên môn. Khi thấy mụn mủ xuất hiện trên mặt, mũi, để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đi khám ở những trung tâm da liễu uy tín. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn sử dụng kết hợp với thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mụn mủ sưng đỏ. Thông thường, thuốc điều trị mụn mủ sẽ có một số thành phần chính là benzoyl peroxide, acid salicylic hoặc lưu huỳnh.
Cách trị mụn mủ sưng đỏ nhanh nhất an toàn tại nhà
1. Cách trị mụn mủ ở vùng kín bằng nha đam
Mụn có thể xuất hiện mọi vị trí trên cơ thể khi có lỗ chân lông bít tắc, ngay cả cơ quan sinh dục. Đây là khu vực nhạy cảm của con người. Chính bởi vậy khi xuất hiện mụn mủ với tình trạng ngứa ngáy, nhiều người ngại ngùng và tự ti khi đi thăm khám. Tình trạng này gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt của người bị. Vì vậy, chữa trị tại nhà với nguyên liệu tự nhiên lành tính là một gợi ý không tệ.
Nha đam hay còn gọi là lô hội, được coi là “thần dược” làm đẹp, giúp trẻ hóa da, cung cấp collagen tự nhiên cho cơ thể. Trong nha đam có chứa chất chống oxy hóa cao, chất kháng khuẩn và kháng viêm mạnh nên điều trị mụn hiệu quả. Việc dùng nha đam để trị mụn có khá nhiều cách phối hợp như: Kết hợp với đường, kết hợp với chanh, kết hợp với sữa chua,…
Các nhà nghiên cứu khoa học đã khẳng định, nha đam có đặc tính như kháng khuẩn, chống viêm, kích thích tế bào tăng trưởng, giúp điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả và tự nhiên. Trong nha đam có chứa các vitamin, khoáng chất, protein, axit amin và enzyme rất tốt làn da và cơ thể. Giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, vì thế bạn hoàn toàn có thể dùng nha đam trị mụn như một phương thuốc hữu hiệu.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ vùng kín bằng nha đam:
- Bước 1: Loại bỏ phần vỏ sau đó rửa sạch với nước muối loãng.
- Bước 2: Băm nhuyễn nha đam và chuẩn bj chậu nước ấm.
- Bước 3: Đổ ra chậu nước ấm và ngồi vào chậu, tiến hành vệ sinh vùng kín khoảng 5 phút.
- Bước 4: Rửa sạch vùng kín bằng nước sạch và lau lại bằng khăn khô.
2. Trị mụn sưng đỏ có mủ bằng lá kinh giới
Trong Đông y, kinh giới có vị cay, tính bình, có tác dụng trừ phong, cầm máu, chữa cảm mạo, sốt, mụn mủ hiệu quả. Trong y học hiện đại, kinh giới được chứng minh là có tính sát khuẩn rất tốt và được dùng trong điều trị mụn mủ ở bộ phận sinh dục.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ vùng kín bằng lá kinh giới:
- Bước 1 : Rửa một nắm lá kinh giới với nước muối, sau đó để cho các nguyên liệu ráo nước
- Bước 2 : Giã nát lá kinh giới và chắt lấy nước cốt.
- Bước 3 : Dùng tăm bông chấm nước lá kinh giới lên vùng kín bị mụn mủ trong vòng 20 phút.
- Bước 4 : Rửa sạch bằng nước ấm
3. Cách trị mụn mủ nhanh nhất bằng lá tía tô
Không chỉ là 1 nguyên liệu dinh dưỡng mà lá tía tô còn chứa nhiều vitamin tốt cho da như vitamin A, C và các khoáng chất giúp sát khuẩn, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng tốt cho da. Vì vậy, nhiều chị em có vùng kín nổi mụn mủ thường lựa chọn lá tía tô để điều trị. Không những hiệu quả mà phương pháp này còn dễ thực hiện, tiết kiệm. Lá tía tô lành tính nên hầu như không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ nhanh nhất bằng lá tía tô:
- Bước 1: Rửa sạch lá tía tô rồi đem đi giã nhuyễn
- Bước 2: Đắp lá tía tô xay nhuyễn lên vùng kín trong vòng 20 phút
- Bước 3: Rửa sạch lại với nước ấm
- Bước 4: Thực hiện 2-3 lần/ tuần để chóng lành, chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi đắp lá tía tô.
4. Cách trị mụn mủ đơn giản với lá trà xanh
Bên cạnh công dụng là gia vị là nguyên liệu chế biến món ăn, thì lá trà xanh có khả năng kháng viêm, và chống vi khuẩn vượt trội, giúp đánh bật mụn mủ tốt nhất. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng lá chè xanh có một loại catechin đặc biệt là EGCG có khả năng chống oxy hóa vượt trội, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và tiêu nhiệt nhanh chóng các vi khuẩn, nấm phát triển. Lá trà xanh phần nguyên liệu trong bếp giúp nấu ăn và chế biến thức uống có mùi rất thơm và tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ đơn giản với lá trà xanh:
- Bước 1: Loại bỏ những cọng thân thừa sau đó rửa sạch lá chè xanh với nước
- Bước 2: Vò nát chè xanh, cho vào nồi 2 thìa muối và đun sôi trong vòng 5-10 phút
- Bước 3: Đổ ra chậu và đợi cho nước nguội bớt thì tiến hành vệ sinh vùng kín
- Bước 4: Lau sạch vùng kín bằng khăn khô
Ngoài ra, trong lúc nước còn nóng, người bệnh có thể tận dụng để xông hơi nước chè xanh trước khi tắm để tăng thêm hiệu quả. Có thể thực hiện phương pháp này hằng ngày vì nó khá hiệu quả. Tuy nhiên chị em tuyệt đối không ngâm mình trong nước vì như thế dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong âm đạo.
5. Chữa cho trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu bằng lá trầu không
Lá trầu không tuy có mùi khá hắc và nồng nhưng là thành phần vô cùng lành tính từ lâu, được sử dụng trong các bài thuốc y dược cổ truyền. Theo một nghiên cứu hiện đại, cứ 100 gram lá trầu không thf có chứa đến 2,4 gram tinh dầu với các thành phần kháng khuẩn. Có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Trong dịch chiết lá trầu có chứa rất nhiều polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa vượt trội. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng kháng viêm, ngừa sẹo rất tốt.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ ở đầu cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:
- Bước 1: Rửa sạch 10 – 20 lá trầu không với nước muối và đun sẵn 1 lít nước rồi để nguội bớt.
- Bước 2: Vò nát lá, cho vào nồi, cho thêm nửa muỗng cà phê muối biển.
- Bước 3: Dùng tay vớt nước lên đầu bé thật nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút.
- Bước 4: Thấm khô đầu cho bé bằng bông gòn y tế hoặc bông tẩy trang.
6. Trị mụn mủ ở mũi tại nhà bằng thuốc kháng sinh
Thuốc Aspirin được điều chế có thành phần axit salicylic/ axit betahydroxyl (BHA). Chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng tẩy tế bào chết trên da, giúp làm lành vùng da bị tổn thương do mụn mủ viêm gây ra, trả lại vùng da mới. Đặc biệt, Aspirin còn có thể hút nước từ mô biểu bì, thúc đẩy các vùng da bị mụn mủ sưng to giảm viêm nhanh hơn. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng trong việc làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy và khó chịu mà mụn mủ gây ra cho bạn.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ tại nhà bằng thuốc aspirin:
- Bước 1: Nghiền nhuyễn thuốc aspirin.
- Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào bột để kết dính.
- Bước 3: Dùng bông tăm lấy aspirin rồi bôi lên các nốt mụn mủ.
7. Trị mụn mủ ở chân hiệu quả bằng hành tây
Bên trong một củ hành tây có chứa rất nhiều những dưỡng chất cần thiết cho điều trị mụn và chăm sóc bảo vệ da như: vitamin c, quercetin, kali, selen, các chất chống oxy hóa, chất chống viêm. Các hoạt chất có trong hành tây sẽ giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm mụn và hạn chế quá trình lão hóa da. Để điều trị mụn mủ bằng hành tây, bạn thực thiện các bước sau:
Hướng dẫn cách trị mụn mủ ở chân hiệu quả bằng hành tây:
- Bước 1: bóc vỏ và rửa sạch cua hành tây tươi, sau đó cắt lát nhỏ bỏ vào máy xay rồi lọc lấy nước cốt.
- Bước 2: vệ sinh da mặt, tại các cùng da bị n=nổi mụn bạn dùng tăm bông và chấm vào nước cốt hành tây rồi thoa nhẹ nhàng lên.
- Bước 3: sau khi đợi khoảng 10 đến 15 phút bạn lại mặt lại với nước mát.
Chú ý: bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này mỗi tuần 2 đến 3 lần do hành tây có tính nóng và cần tránh những vùng nhạy cảm như mắt và miệng để hạn chế tổn thương da.
8. Trị mụn mủ bằng kem đánh răng
Kem đánh răng chứa thành phần của baking soda – một loại chất ức chế quá trình tiết bã nhờn. Trong kem đánh răng chứa silica – có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm viêm. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng giảm bã nhờn, bụi bẩn, giúp da loại bỏ được các tác nhân gây mụn.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ bằng kem đánh răng:
- Cách 1: Dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ chấm lên những đốm mụn trên mặt khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước ấm hoặc để qua đêm.
- Cách 2: Hòa tan hỗn hợp kem đánh răng và muối thoa hỗn hợp dung dịch này lên những vùng bị mụn trên mặt. Rửa lại với nước ấm sau 5-10 phút.
9. Cách trị mụn mủ đơn giản với nước cốt chanh, dưa leo, cà chua
Chanh là thứ quá quen thuộc với chúng ta, ngoài việc làm thức uống hay gia vị cho bữa ăn thì chanh có khả năng trị mụn cực tốt. Nguyên liệu giàu vitamin C (axit ascorbic) có khả năng giảm sưng viêm, giúp vùng da được tái tạo và se khít lỗ chân lông. Dưa chuột là một nguyên liệu được biết đến với khả năng chống viêm hiệu quả. Trên thực tế, nhiều loại thuốc trị mụn sử dụng vitamin A và vitamin C – những loại vitamin có trong cà chua.
Trong các loại quả trên có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn. Chính vì vậy nên nó rất công hiệu khi sử dụng để trị mụn.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ đơn giản bằng chanh, dưa leo, cà chua:
- Chanh: cắt một lát chanh. dùng tăm bông chấm nước cốt chanh lên vùng da bị mụn của bạn. Để nguyên 10 -15 phút và rửa lại bằng nước. Các axit citric trong nước chanh sẽ giúp chống lại vi khuẩn của mụn trứng cá và thậm chí giúp chữa lành vết sẹo hoặc bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh và chà sát lên vùng bị mụn mủ, mát xa thật nhẹ nhàng để các dưỡng chất của chanh thấm sâu dưới da. Axit tự nhiên có trong chanh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây nên mụn mủ nhanh chóng, vitamin C giúp làm khô mụn, giảm sưng và viêm của tình trạng mủ.
- Dưa leo: cắt một lát dưa chuột và đặt nó lên các vị trí nốt mụn. Dưa chuột sẽ giúp làm dịu da của bạn, và giảm viêm. Giữ mặt nạ này trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Cà chua: cắt một lát cà chua và bôi nó lên vị trí của mụn. Giữ nguyên trên mặt khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại mặt với nước lạnh.
10. Cách trị mụn mủ trắng bằng nghệ vàng
Nghệ nổi tiếng là thành phần dưỡng da cực kỳ tốt với các đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, khử trùng hiệu quả. Dùng nghệ không chỉ giúp bạn tiêu diệt các vi khuẩn trong mụn mủ mà còn giúp làm khô cồi mụn nhanh chóng. Bên cạnh khả năng trị mụn, nghệ cũng chính là cách làm trắng da tự nhiên ngay tại nhà. Bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ, lát nghệ tươi, nước cốt nghệ để trị mụn. Nhưng đừng dùng loại nghệ xay chưa nhuyễn hay hạt nghệ to vì dễ làm xước da mặt.
Hướng dẫn cách trị mụn mủ trắng bằng nghệ vàng:
- Bước 1: Làm sạch mặt với nước ấm và lau khô.
- Bước 2: Hòa tan 4 thìa tinh bột nghệ với 2 thìa nước ấm rồi đắp hỗn hợp vùng da bị mụn.
- Bước 3: Thư giãn trong 20 phút rồi rửa mặt lại với nước lạnh.
Mụn mủ nói riêng và các loại mụn khác nói chung không thể tự hết được chúng sẽ mãi ở dưới da của chúng ta, chỉ trừ khi lấy được hết nhân mụn. Nhưng bạn nên biết rằng mụn mủ là loại gây đau sưng và nổi nhiều nếu không chứa trị đúng cách và kịp thời sẽ làm tình trạng nặng hơn, khiến vùng da bị viêm, để lại seo thâm, sẹo lõm, sẹo rỗ…càng để lâu lại càng khó trị tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của.
Những biện pháp trị mụn với thiên nhiên trên chỉ áp dụng với trường hợp những bạn chỉ nổi 1, 2 nốt mụn mủ do thay đổi thời tiết hoặc nội tiết tố. Còn tình trạng nặng, nổi nhiều gây biến dạng không nên tự ý nặn hay điều trị tại nhà, tốt nhất bạn nên được sự tư vấn từ bác sĩ hoặc bắt đầu điều trị bằng các phương pháp tự nhiên có khoa học và cơ sở, đừng tự ý xử lý một mình vì chỉ cần một hành động bất cẩn, có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Lưu ý khi tự chữa trị tại nhà và biện pháp ngăn ngừa
Kiêng ăn gì khi bị mụn mủ:
- Đồ nóng: Các gia vị có độ cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng…, đồng thời nên kiêng các loại trái cây tính nhiệt như chôm chôm, nhãn lồng, sầu riêng, vải thiều, măng cụt…, các món có vị cay như: mì cay, bánh cay, món kèm sa tế
- Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê hoặc nước ngọt có ga…
- Các sản phẩm sữa: các món ăn làm từ sữa nhue kem sữa, pho mát… có nguy cơ bị mủ cao gấp bốn lần. Lí do là sữa làm tăng nồng độ insulin trong máu.
- Đồ ngọt: Các loại bánh, kẹo, nước ngọt coca, pepsi, sting …chứa lượng đường cao dễ gây tăng tiết bã nhờn và dẫn đến bít lỗ chân lông, sinh mụn và làm mụn nhiễm trùng mưng mủ, viêm nhiễm nặng dẫn đến tình trạng xấu cho da.
- Đồ ăn nhanh: Gà rán, khoai tây chiên, các đồ ăn vặt (cá viên, bò viên, xúc xích,…), đồ đóng hộp là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản mà bạn không nên ăn. Chúng có khả năng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dể gây bít lỗ chân lông dẫn đến viêm nang lông hoặc làm nốt mụn sưng to và tạo mủ nhiều hơn.
- Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh tế và đường: theo một số báo cáo thì người bị mụn mủ nếu tiêu thụ carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường và hàm lượng insulin trong máu khiến cơ thể sản sinh nhiều IGF-1. Thực phẩm giàu carbohydrates tinh chế bao gồm bánh mì, gạo trắng, miến gạo, các loại nước ngọt, đường mía…Đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo sẽ khiến quá trình trị mụn gặp nhiều khó khăn
- Thực phẩm gây dị ứng: Những thực phẩm này tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, nếu như bạn dị ứng món nào thì không nên “cố ăn” chúng vào thời điểm nổi mụn bọc, vì khi ngứa, rất có thể bạn gãi làm bể mụn, gây lây lan ra những vùng khác.
Nên ăn gì khi bị mụn mủ:
Nên ăn những loại thực phẩm có tính “mát” giải nhiệt thải độc cho cơ thể. Ví dụ:
- Đậu xanh: bạn có thể nấu đậu xanh kèm nha đam giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ do ung nhọt rất tốt.
- Trà xanh, hoa cúc, atiso: Pha trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo dược để uống hàng ngày giúp đẹp da, dưỡng nhan, ngăn ngừa và trị mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nhọt….
- Các loại rau xanh: rau má, rau cần, rau dền, rau lang, rau bồ ngót, rau mồng tơi, rau cải xanh, bông atiso có tính mát giúp thanh nhiệt, giải biểu, không chỉ giúp trị mụn nhọt mà còn giúp bồi dưỡng sức khỏe.
- Các thực phẩm chứa vitamin A, D, E và kẽm: Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa mụn, miễn dịch. Vitamin A có nhiều trong bí đỏ, cà rốt, khoai lang, rau diếp, đu đủ. Vitamin D có nhiều trong đậu phụ, trứng cá muối, nấm… Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, rau bi na, bông cải xanh, đu đủ. Kẽm có nhiều trong các loại đậu, nấm, hạt bí ngô, ngũ cốc.
- Các loại củ quả và trái cây: dưa chuột, bí đao, khổ qua, dưa hấu, đu đủ, cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi… giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giải độc tố trong cơ thể rất hiệu quả.
- Probiotics: là các lợi khuẩn giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho đường ruột giúp đường ruột khỏe mạnh. Chúng còn có tác dụng chống viêm giảm nguy cơ phát triển mủ. Nguồn bổ sung probiotics chủ yếu từ sữa chua.
- Thực phẩm chứa axit béo Omega-3: Omega-3 có tác dụng chống viêm và tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chứa chất này sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của mụn mủ. Loại axit béo này được tìm thấy nhiều ở cá trích, cá hồi, cá mòi, dầu cá, hạt óc chó, đậu nành…
Ngoài ra, người bị mụn nhọt nên thường xuyên uống nước để thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và lưu thông máu. Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước mí, nước dừa… để giúp làm mát cơ thể và cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.
Tập thể dục:
Có thể bạn không tin, nhưng khi cơ thể vận động sẽ tiết ra endorphines – một loại hormone giảm stress, các chất dơ, tế bào chết sẽ trôi cùng tuyến mồ hôi ra ngoài giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Việc thể dục sẽ khiến tinh thần sảng khoái giảm căng thẳng từ đó giảm lượng dầu tiết ra. Hãy cố gắng tập thể dụng ít nhất 30 phút mỗi ngày, trong quá trình tập, hãy chuẩn bị khăn để thấm mồ hôi nhưng tránh chà xát gây tổn thương mụn.
Sau khi kết thúc việc luyện tập hay tranh thủ tắm rửa thay quần áo càng sớm càng tốt tránh ủ mồ hôi trong người sẽ khiến mụn bị viêm nhiễm.
Không tự ý nặn mụn:
Nhiều bạn thường có thói quen đưa tay lên mặt và nặn mụn nên bỏ ngay nhé, nếu không muốn để lại vài vết sẹo thâm trên mặt.
Việc nặn mụn quá sớm vô tình sẽ khiến vùng da vốn tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, khi bạn nặn mụn động tác bóp da mặt vào để đẩy nhân mụn ra với bàn tay không được đảm bảo vệ sinh sẽ chỉ làm mọi việc trở nên tệ hơn như viêm, nhiễm trùng sưng và trầy da.
Tốt nhất là sử dụng kem trị mụn và đợi cồi mụn tự đẩy ra khỏi da chứ không nên đụng vào.
Lưu ý khác:
- Chăm sóc da hàng ngày: Đây là bước cực kỳ quan trọng trong cách làm đẹp da, quyết định đến sức khỏe của bạn. Bạn nên làm sạch da bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn dư thừa trên da. Đặc biệt, nếu bạn là người hay makeup, nhớ tẩy trang và dưỡng da để ngăn ngừa tình trạng lão hóa.
- Không chạm tay vào mặt: Nhiều người có thói quen sờ tay lên vùng mụn, nặn mụn. Điều này vô tình khiến những vi khuẩn, bụi bẩn ở tay lan qua vùng da bị mụn, gây nguy cơ nhiễm trùng cao. Hãy cảnh giác những lần chống cằm, đỡ má nữa nhé!
- Kiên trì thực hiện theo đúng lời tư vấn của bác sĩ: Hãy lắng nghe những lời tư vấn, chia sẻ của bác sĩ để quá trình trị mụn nhanh chóng hồi phục.
- Không nên trang điểm: Trong thời gian trị mụn, bụi bẩn của mỹ phẩm sẽ đọng trên mụn làm mụn viêm to hơn.
- Bảo vệ da: Hãy dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút kết hợp mặc áo dài tay, bịt kín để tránh tác nhân độc hại này nhé.
- Tẩy tế bào chết: Không dùng các loại tẩy tế bào chết có hạt to, tác dụng tẩy mạnh. Điều này sẽ dễ làm mụn mủ bị vỡ, da bị bào mỏng.
- Không thức khuya: hãy tập cho mình thói quen ngủ trước 11 giờ và dậy sớm, ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Những lưu ý trước và sau khi nặn mụn bọc mủ:
Thời điểm nặn mụn
Chỉ nặn đối với những nốt mụn bọc mủ nhẹ không sưng đau và không có đầu nhân và chỉ nặn những nốt mụn bọc đơn lẻ.
Với những nốt mụn mọc thành cụm, nằm dưới da, chưa chín thì tuyệt đối không được nặn vì sẽ khiến mụn ngày càng sưng to hơn, viêm nhiễm nặng hơn và sẽ tồn tại dai dẳng khó điều trị.
Vị trí mọc mụn bọc
Ngoài trên mặt, mụn bọc mủ còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như mông, lưng, ngực, nách, vùng kín… Nặn mụn bọc mủ ở trán, lưng thường sẽ ít để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
Còn với những nốt mụn ở mũi, quanh miệng, cằm thì việc nặn sẽ rất nguy hiểm vì đây là những vị trí thường xuất hiện của mụn đinh râu (mụn đầu đinh). Việc nặn mụn sẽ tác động đến dây thần kinh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chung.
Khử trùng sạch sẽ trước khi nặn mụn
Kể cả tay, dụng cụ nặn mụn đều phải được khử trùng sạch sẽ trước khi thực hiện để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập và lây nhiễm. Nhưng tốt nhất, nếu cần thiết phải nặn mụn thì bạn nên tìm đến những cơ sở y tế, spa chuyên sâu để thực hiện sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra, nếu đã lỡ tay nặn mụn, bạn nên thực hiện ngay những điều này:
- Dùng muối sinh lý để sát trùng vị trí vừa nặn mụn.
- Băng lại vết mụn để tránh bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
- Đắp 1 số nguyên liệu thiên nhiên như dưa chuột, bột nghệ… để làm dịu tổn thương và hạn chế vết thâm, sẹo. Lưu ý chỉ đắp khi vết thương đã khô.
- Nếu vết nặn chảy nhiều máu không ngừng nên tìm đến cơ sở y tế để được theo dõi, hỗ trợ.
Thực tế, việc nặn mụn tại nhà hay tại các spa dù có chuyên nghiệp đến mấy cũng sẽ không tránh khỏi việc gây tổn thương cho da, làm da dễ kích ứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nặn mụn hay không nhé.
Một số câu hỏi thường gặp:
Mụn mủ có nên nặn không?
Không. Da mặt sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và dễ lây lan sang vùng da khác khiến tình trạng mụn nặng hơn, để lại vết thâm sẹo và khó khắc phục.
Mụn mủ có tự hết không?
Mụn nhẹ thì có thể tự hết bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống rau quả mát nhưng mụn nặng thì phải đi khám, trị bên trong lẫn bên ngoài.
Cách nặn mụn mủ không để lại sẹo?
Nặn mụn chắc chắn sẽ gây tổn thương bề mặt da. Không có cách nặn không có sẹo, chỉ có cách chăm sóc sau khi nặn không để lại sẹo.
Mủ trôm trị mụn có tốt không?
Mủ trôm chắc chắn là thực phẩm hỗ trợ trị mụn tốt. Nhưng để hết mụn, bạn nên xem những biện pháp nêu trên.