Trị mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm) là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì chúng làm mất rất nhiều thời gian và nếu không cẩn thận lại mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Chỉ cần nghe cái tên thôi cũng đã khiến chúng ta đã thấy mất cảm tình với loại bệnh da liễu này và chắc chắn muốn loại bỏ chúng ngay lập tức. May thay, hiện nay có rất nhiều cách trị mụn cóc tận gốc tại nhà được ra đời giúp bạn không còn phải phiền não về nó nữa. Nếu bạn vẫn chưa biết cách trị mụn cóc an toàn và hiệu quả thì hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
Mụn có rất nhiều loại, nhưng loại mụn mà khiến nhiều người lo lắng nhất chính là mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm). Mụn có trên da có lẽ không còn xa lạ với mọi người, tuy nhiên, liệu bạn có thực sự hiểu nó từ đâu tới, cái tên kỳ lạ này vì đâu mà có và nó có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe hay không? Thì sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan hơn về mụn cóc bạn nhé.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm) là bệnh da liễu phổ biến do chủng virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Thông qua những vết trầy xước của bản thân mà loại virus HPV này có thể dễ dàng xâm nhập vào da, từ đó khiến các tế bào lớp ngoài da phát triển và hình thành nên những khối u nhỏ sần sùi, lành tính. Dân gian vẫn hay gọi đó là mụn cóc vì chúng khiến da bạn sần sùi như da của một chú cóc.

Nguyên nhân gây nên mụn cóc
Hiện nay có hơn 60 chủng loại virus HPV khiến mụn cóc cũng dễ dàng xuất hiện hơn. Khi da bị ẩm do thường xuyên ngâm nước hoặc có vết trầy xước sẽ tạo cơ hội cho virus HPV xâm nhập và hình thành mụn cóc. Đây là loại virus có tính truyền nhiễm cao nên bạn có thể bị lây bởi những người xung quanh mình khi sử dụng chung những đồ vệ sinh cá nhân như khăn tắm, quần áo,… Ngoài ra, đây cũng là loại mụn có thể lây lan nhiều và nhanh hơn nếu bạn cào và nặn mụn không đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết mụn cóc trên da
Mụn cóc lúc đầu có kích thước nhỏ, gần như phẳng mịn và có màu trùng với màu da hoặc đôi khi có màu nâu hoặc đen nên rất khó để phát hiện. Tuy khó phát hiện là thế, bạn cũng có thể dựa vào một vào đặc điểm và vị trí xuất hiện để xác định chúng có phải là mụn cóc hay không.
Mụn cóc có thể gây chảy máu nếu xuất hiện từ phần cổ trở lên. Với mụn cóc nổi ở ngay lòng bàn chân sẽ gây đau xót khi di chuyển vì chúng thường sưng phồng lên. Thật vậy, mụn cóc chỉ thường xuất hiện ở các vị trí hay va chạm trong sinh hoạt hằng ngày như lòng bàn chân, ngón chân, lòng bàn tay, ngón tay, ở mặt, cổ… Ngoài ra cũng có trường hợp còn xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục nam lẫn nữ, nhưng bận cần lưu ý để nhận biết và phân biệt kỹ dấu hiệu giữa mụn cóc sinh dục và bệnh sùi mào gà để có phương hướng xử lý đúng bệnh. Vậy mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không? Mụn cóc sinh dục thực sự rất nguy hiểm bởi nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng thành ung thư và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khi bị mụn cóc ở vùng sinh dục sẽ khiến người bệnh thường mang tâm lý xấu hổ và tìm cách che dấu không dám đi chữa trị. Với áp lực tâm lý này đã vô tình tạo ra khoảng cách với bạn đời trong chuyện chăn gối ảnh hưởng đến chất lượng sống hàng ngày. Khi nhiễm virus HPV gây mụn cóc ở vùng sinh dục sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, tiểu rát, sốt. Và với sự tổn thương từ mụn cóc sinh dục gây ra, các bệnh tình dục khác cũng dễ dàng tấn công cơ thể hơn. Cuối cùng, mụn cóc ở bộ phận sinh dục có thể khiến cho nữ giới bị ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn còn nam giới có thể bị ung thư dương vật, trực tràng và hậu môn.
Mẹo chữa mụn cóc tại nhà đơn giản bằng các liệu pháp dân gian
Mụn cóc ngoài việc gây mất tính thẩm mỹ cho làn da thì chúng còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nếu sinh ra biến chứng. Do đó, chúng ta cần phải loại bỏ chúng ngay lập tức và việc này cũng không hẳn là khó. Một số người có thể tìm đến da liễu với những vết mụn biến chứng nặng nhưng với những nốt mụn cóc phổ biến bạn hoàn toàn có thể áp dụng các liệu pháp dân gian để điều trị mụn cóc nhanh chóng.

Cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân bằng khoai tây tươi
Mụn cóc ở lòng bàn chân luôn khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong việc đi lại vì sợ làm vỡ mụn, tăng khả năng lây lan. Vậy làm thế nào để điều trị mụn cóc ở lòng bàn chân của mình? Khoai tây chính là câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề này, bởi đây luôn là loại củ được ưa thích trong việc trị các loại mụn, trong đó có mụn cóc. Trong khoai tây có chứa Ancaloit có công dụng tiêu diệt loại virus HPV cũng đồng thời là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Do đó, bạn có thể sử dụng khoai tây để tiến hành điều trị mụn cóc tận gốc ở lòng bàn chân. Cách tiến hành cũng vô cùng đơn giản
- Bước 1: Dùng vải ẩm bọc khoai tây và đặt nơi ẩm thấp tạo cơ hội cho khoai tây tươi nảy mầm
- Bước 2: Cắt mầm khoai tây tươi rửa sạch, sau đó giã nát
- Bước 3: Dùng hỗn hợp nước và bả từ mầm khoai tây đắp lên mụn cóc dưới lòng bàn chân
- Bước 4: Sau 1 giờ, rửa lại bằng nước ấm

Chỉ cần bạn kiên nhẫn áp dụng cách này 2-3 lần/ngày và thực hiện suốt một tuần thì chắc chắn mụn cóc sẽ rụng đi. Ngoài ra sử dụng khoai tây cũng sẽ giúp cho bạn có một làn da trắng mịn, giảm các vết thâm.
Cách trị mụn cóc tận gốc bằng giấm táo
Giấm táo ngoài công dụng giúp chúng ta giảm cân còn có khả năng trị mụn cóc tận gốc. Nhờ tính axit của giấm táo mà cụ thể là hai loại axit malic và lactic sẽ giúp làm mềm và mài mòn những nốt mụn cóc đáng ghét. Ngoài ra trong giấm táo có chứa nhiều protein, enzym, các loại vitamin và pectin giúp tiêu diệt được vi khuẩn HPV triệt để. Cách điều trị này có tác dụng vô cùng nhanh chóng giúp cho phương pháp làm rụng mụn cóc bằng giấm táo được áp dụng rộng rãi.
- Bước 1: Loại bỏ tế bào chết ở vùng da chứa mụn cóc bằng sữa tắm, sau đó ngâm vào nước ấm để làm mềm da
- Bước 2: Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông để thoa giấm táo (pha loãng giấm táo với nước), chấm trực tiếp vào những nốt mụn
- Bước 3: Dùng băng gạc y tế để cố định miếng bông gòn thấm giấm táo lên da và để qua đêm
- Bước 4: Hôm sau, rửa sạch lại vùng chứa mụn cóc, để da được thông thoáng

Hoặc cách làm đơn giản hơn là trực tiếp ngâm vùng cơ thể có mụn cóc vào giấm táo trong vòng 12-15 phút và sau đó rửa sạch bằng nước. Bạn cần kiên trì thực hiện 3-4 lần/ tuần để đạt được hiệu quả như mong đợi mà không phải trải qua sự đau đớn nào. Chỉ cần từ 2-4 tuần là mụn cóc sẽ biến mất như chưa từng xuất hiện trên làn da bạn.
Cách trị mụn cóc mụn cóc ở tay bằng tỏi
Tỏi không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong món ăn của người Việt mà còn là bài thuốc hữu hiệu trong Đông Y. Tỏi luôn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ các chất Diallyl-trisulfide, Azooene, lưu huỳnh và Diallyl disulfide mà tỏi trở thành cách làm rụng mụn cóc nhanh nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị mụn cóc ở tay bằng tỏi là như thế nào nhé.
- Bước 1: Bóc vài tép tỏi, rửa sạch và giã nhuyễn
- Bước 2: Đắp lên vị trí mụn cóc trên cánh tay, cần thực hiện ngay lập tức để tránh việc Allicin bị oxy hóa
- Bước 3: Sau 15 phút, tiến hành rửa lại bằng nước muối pha loãng.

Cần lưu ý rằng tỏi có khả năng gây bỏng tay nếu đắp trong thời gian quá dài vì vậy nên cần tiến hành đúng thời gian là 15 phút trở lại. Chỉ cần kiên nhẫn thực hiện 3 lần/tuần, bạn sẽ không cần phải đối mặt với nỗi lo bị ung thư do nốt mụn cóc đáng ghét gây ra.
Trị mụn cóc bằng vôi
Mụn cóc luôn là nỗi tự ti với những ai có nó, bởi trông chúng thực sự sần sùi và xấu xí. Ông bà ta vì thế mà đã nghĩ ra cách dùng vôi ăn trầu để trị mụn cóc. Loại vôi này cần phải để lâu nếu không sẽ gây phỏng da và chúng chính là CaCO3. Người xưa cho rằng, vôi ăn trầu có tính sát khuẩn cao nên khi bôi vào mụn cóc, chúng sẽ phải biến mất. Cần lưu ý cho bạn trước cách này chỉ áp dụng với những bạn có khả năng chịu đau tốt, và chúng đặc biệt rất hiệu quả để trị mụn cóc ở chân. Hãy cùng đến với cách chữa mụn cóc bằng vôi và cồn 90 độ bạn nhé.
- Bước 1: Dùng vật nhọn như kim, dao lam sát khuẩn qua cồn 90 độ, sau đó đun sôi để đảm bảo an toàn cho da
- Bước 2: Dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa sạch da, làm sạch phần tế bào chết xung quanh mụn cóc cho đến khi da bên trong lộ ra
- Bước 3: Bôi trực tiếp vôi vào nhân mụn cóc và cố định lại bằng bông y tế
- Bước 4: Sau khi vôi khô lại, rửa sạch với nước

Khi thực hiện cách này bạn cần chú ý giữ cho các dụng cụ sạch sẽ, hiệu quả sẽ nhanh chóng đến sau một đến hai lần thực hiện.
Trái nhàu trị mụn cóc
Trái nhàu nghe có vẻ lạ lẫm với hai miền Bắc, Trung nhưng lại là loại quả quen thuộc ở miền Nam. Bề ngoài có hình dáng xấu xí nhưng chúng lại là bài thuốc hỗ trợ sức khỏe với khả năng giúp chống đau, chống viêm và tăng miễn dịch. Tận dụng những khả năng của trái nhàu, chúng ta có thể có cách chữa mụn cóc nhanh nhất tại nhà mà lại triệt để. Hãy cùng xem cách dùng trái nhàu chính để làm rụng mụn cóc đơn giản như thế nào bạn nhé.
- Bước 1: Sử dụng 1 trái nhàu thật chín, bỏ đi phần hạt chỉ lấy phần ruột
- Bước 2: Dùng phần ruột trái nhàu bôi lên phần da có mụn cóc trước khi đi ngủ
- Bước 3: Cố định lại bằng một miếng băng gạc y tế
- Bước 4: Qua sáng ngày hôm sau, tháo bằng và rửa sạch bằng nước ấm

Chỉ cần đắp trái nhàu từ 3-5 ngày việc trị mụn cóc sẽ có kết quả. Bạn sẽ nhanh chóng nói lời tạm biệt với những nốt mụn cóc xấu xí và đáng ghét. Nếu cách làm này hiệu quả hãy giới thiệu cho bạn bè và người thân của mình bạn nhé.
Trị mụn cóc bằng vỏ chuối
Bạn có biết những vỏ chuối xanh bạn bỏ đi lại là “thần dược” trong việc trị mụn cóc hay không? Chuối luôn là loại trái cây bổ dưỡng và đến cả vỏ chuối cũng có tác dụng thần kỳ đến như vậy đấy. Trong vỏ chuối có chứa rất nhiều Lutein, Kalin giúp loại bỏ và ngăn cản các nốt mụn cóc xấu xí hình thành trên da. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối vô cùng dễ làm nhé
- Bước 1: Tẩy tế bào chết cho vùng da bị nổi mụn cóc bằng xà phòng và nước ấm
- Bước 2: Sử dụng vỏ chuối xanh chà xát lên nốt mụn cóc, nhựa trong vỏ chuối sẽ phát huy tác dụng lúc này
- Bước 3: Trong khoảng 10 phút nhựa khô lại, rửa sạch bằng nước ấm

Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày sẽ giúp các nốt mụn cóc bong ra, trả lại cho bạn làn da mịn màng vốn có. Khi biết được cách này rồi từ nay hãy trân trọng vỏ chuối bạn thường vứt hơn đi nhé.
Trị mụn cóc mụn cóc ở mặt bằng lá tía tô
Lá tía tô rất lành tính và có là cách chữa mụn cóc nhanh nhất, triệt để nhất. Không một ai bị mụn cóc mà chưa từng sử dụng qua phương pháp dùng lá tía tô này. Trong lá tía tô, Perilla Aldehyde và Limonene là hai yếu tố giúp ức chế vi khuẩn HPV, khiến cơm được loại bỏ tối ưu. Dù rất quen thuộc nhưng với nhiều người chỉ mới nghe qua chứ chưa biết cách làm thật sự thì hãy cùng xem hướng dẫn dưới đây bạn nhé.
- Bước 1: Đầu tiên, đem lá tía tô rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng với nước, sau đó đem đi lọc bã để giữ lại nước cốt
- Bước 2: Dùng tăm bông thấm đẫm nước cốt lá tía tô và chấm lên vùng cơ thể có chứa mụn cóc
- Bước 3: Để yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước là hoàn thành

Tiến hành cách chữa mụn cơm này 3 lần/tuần, những nốt mụn cóc sẽ không còn xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Cách trị mụn cóc này thực sự hiệu quả với nhiều người đến nỗi đây được gọi là cách trị mụn cóc quốc dân đấy.
Trị mụn cơm bằng vôi ăn trầu
Trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng bởi chi phí rẻ, dễ thực hiện lại đạt được hiệu quả vô cùng nhanh chóng. Trong đó, vôi ăn trầu là loại đá núi nung trong nhiệt độ cao từ 800 – 1000 độ C có thể tiêu diệt được vi khuẩn, các tác nhân lây bệnh do mụn cóc gây ra bởi loại vôi này có tính sát khuẩn vô cùng cao.
Một trong những công thức trị mụn cơm bằng vôi ăn trầu có tác dụng vô cùng tốt đó là kết hợp vôi ăn trầu cùng với xà phòng để trị mụn. Với phương pháp này muốn thành công thì phải chịu được đau xót trong quá trình tiến hành và chỉ nên dùng trong trường hợp cơm nhỏ và vừa, vùng da bị chai không quá dày. Các bước thực hiện gồm có:

- Bước 1: Trộn xà phòng và vôi ăn trầu thành hỗn hợp bột, sau đó vo tròn lại với kích thước nhỏ bằng với mụn cóc.
- Bước 2: Đặt lên mụn cóc cái (mụn cóc xuất hiện đầu tiên) rồi để khô tự nhiên. Để yên 7-10 phút cho đến khi mụn cóc bị loét thành 1 lỗ nhỏ.
- Bước 3: Lau sạch vùng da và chấm thuốc đỏ để tránh bị nhiễm trùng.
Cũng như nhiều phương pháp trị mụn dân gian khác, chữa mụn cóc bằng các cách trị liệu trên chưa thể đảm bảo bạn có thể hoàn toàn trị dứt điểm mụn cóc mà không để lại biến chứng nào. Vì vậy tốt nhất vẫn nên đến khám Da liễu để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh lý và có phương pháp trị liệu phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc trị mụn cóc
Nếu không trị dứt điểm mụn cóc, lâu dần các nốt mụn sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đau đớn, hoại tử hoặc thậm chí là ung thư. Ngoài các phương pháp trị liệu dân gian nói trên thì hiện nay đã có các sản phẩm thuốc trị mụn cóc mang lại hiệu quả cao hơn và lành tính giúp hạn chế gặp phải biến chứng trong quá trình điều trị.
Sử dụng miếng dán mụn cóc
Miếng dán mụn cóc là sản phẩm có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm giúp các nốt mụn dần khô lại và bong hết vảy sừng ra khỏi da giúp da hồi phục vô cùng hiệu quả và nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm dán trị mụn cóc trên thị trường nhưng trong đó miếng dán mụn cóc Ibokorori của Nhật được xem là sản phẩm trị mụn cóc tốt nhất với các khả năng vượt trội như trị các nốt mụn cóc, mụn cơm trên bề mặt cơ thể mà không gây ngứa ngáy hay đau nhức.
Thành phần chính có trong miếng dán mụn cóc Ibokorori gồm có Salicylic Acid và các tá dược như lanolin, ester gum, polybutene,… giúp ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào các nốt mụn, hạn chế tình trạng lây lan giúp da phục hồi tốt hơn.

Bên cạnh đó miếng dán trị mụn cóc Sumifun cũng là một trong những sản phẩm trị mụn cóc được rất nhiều người lựa chọn bởi thành phần của miếng dán Sumifun có chứa các hoạt chất như Acid Salicylic cùng Phenol khiến cho virus gây ra mụn cóc bị khống chế và suy yếu. Từ đó loại bỏ chúng khỏi bề mặt da giúp da non được tái tạo nhanh chóng.

Tuy nhiên cần lưu ý trong quá trình sử dụng nếu bị đau cũng đừng từ bỏ mà hãy chờ đến khi miếng dán làm các nốt mụn tróc hết để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt chú ý không dán lên vùng da bị viêm nhiễm, đang bị dị ứng hay các vùng quanh mặt, mắt, môi,… để tránh bị tổn thương.
Thuốc trị mụn cóc DuoFilm
Thuốc trị mụn cóc DuoFilm được sản xuất bởi công ty Stiefel Laboratories, Ltd – Ai Len là thuốc có khả năng loại bỏ các nốt mụn cóc và các vết chai sần khó trị, các thành phần chính gồm có Acid salicylic, Acid lactic cùng một số tá dược khác. DuoFilm được bào chế ở dạng dung dịch thoa ngoài da nên kiên trì bôi 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần để thấy kết quả.

Trong trường hợp bị viêm da hay phồng rộp sau khi thoa bệnh nhân nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách xử lý an toàn.
Thuốc trị mụn cóc Bảo Phương
Thuốc trị mụn cóc Bảo Phương có tác dụng cải thiện bệnh lý da mụn cấp tính như giời leo, mụn cơm, sùi mào gà và viêm da mãn tính như mụn cóc, da chai sần. Thuốc được bào chế 100% từ thiên nhiên đảm bảo phù hợp với mọi loại da và ngăn chặn sự quay lại của mụn.

Khi sử dụng thuốc trị mụn cóc Bảo Phương nên ngâm vùng da cần trị trong nước muối nóng 7-10 phút hoặc lấy cồi mụn ra hết mức có thể rồi mới bắt đầu bôi thuốc. Thời gian trị liệu chỉ kéo dài khoảng 2 tuần nên có tác dụng chậm và không quá rõ rệt như dùng thuốc Tây tuy nhiên lại đảm bảo không gây biến chứng bởi độ lành tính cao.
Trị mụn cóc ở bệnh viện da liễu
Mụn cóc do virus gây ra vì vậy càng để lâu thì các nốt mụn có khuynh hướng lâu lan nhiều hơn. Để điều trị mụn cóc nhanh chóng và dứt điểm bạn nên đến phòng khám Da liễu để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị mụn cóc hiện nay có hiệu quả cao và nhanh chóng đang được nhiều người áp dụng như:
Đốt mụn cóc bằng laser
Đốt mụn cóc bằng laser là phương pháp điều trị ít gây đau và ít tốn kém được áp dụng khi mụn cóc trở nên nghiêm trọng được bác sĩ chỉ định đốt laser chữa trị. Tia laser chỉ có thể được chỉ định điều trị mụn cóc nếu:
- Thuốc đang dùng không mang lại hiệu quả
- Mụn cóc quá lớn hoặc lây lan ra nhiều
- Phụ nữ mang thai và cần điều trị mụn cóc an toàn, hiệu quả
- Lưu thông máu kém khiến các biện pháp phẫu thuật khác không đạt hiệu quả
- Người bệnh bị tiểu đường xuất hiện các vết loét ở chân

Bên cạnh đó, đốt mụn cóc bằng laser là quy trình trị liệu liên quan đến nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy, những bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng không nên thực hiện phương pháp này. Nên trao đổi trước với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành điều trị.
Trong quá trình điều trị có thể gặp phải đau đớn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu mụn cóc phát triển ở các khu vực khó tiếp cận như bộ phận sinh dục, đùi trong thì cơn đau có thể xuất hiện với tần suất cao hơn. Thời gian phục hồi sau khi đốt bằng tia laser phụ thuộc vào mức độ ăn sâu của mụn cóc trên da, số lượng mụn và vùng da điều trị. Thông thường mụn cóc sẽ lành hoàn toàn trong vòng 2 – 6 tuần.
Trị mụn cóc bằng axit
Trị mụn cóc bằng axit là một trong những phương pháp giải quyết mụn cóc vừa nhanh, an toàn lại không gây nhiều đau đớn. Axit hữu cơ có khả năng dọn sạch virus HPV – nguyên nhân gây ra những nốt mụn cóc, nếu muốn các bạn cũng có thể tự làm ở nhà với các bước vô cùng đơn giản như công thức trị mụn cóc bằng axit citric trong nước chanh dưới đây.
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị mụn rồi dùng bông thấm nước cốt chanh thoa đều lên da.
- Bước 2: Để yên qua đêm mà không nhất thiết phải rửa lại.
- Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày sẽ giúp mụn cóc được cải thiện rõ rệt chỉ trong vòng 2 tuần.

Thuốc chấm trị mụn cóc acid salicylic
Thuốc chấm mụn cóc có acid salicylic đã được rất nhiều người lựa chọn bởi nó có tác dụng vô cùng nhanh chong giúp bạn làm sạch mụn chỉ trong 10 ngày trị liệu. Thuốc hiện có bán tại khắp các nhà thuốc dưới dạng lỏng nên chỉ cần kiên trì thoa lên da từ 1-2 lần/ngày sẽ giúp da được cải thiện vô cùng rõ rệt.

Bên cạnh đó acid salicylic cũng được bán dưới dạng tuýp thuốc mỡ nên sẽ có thêm một số thành phần kháng sinh có tác dụng chống viêm. Các bạn có thể tùy chọn 10%, 20% hoặc 100% acid salicylic tùy thuộc vào tình trạng mụn cóc của mình nhé.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi điều trị mụn cóc bằng acid salicylic nếu gặp phải trường hợp da bị loét, bị ăn mòn hoặc hiếm gặp nhất là bị ngộ độc salicylic thì bạn nên dừng ngay và đến bác sĩ để được chữa trị.
Cắt mụn cóc tiểu phẫu
Thông thường khi mới có dấu hiệu mụn cóc lây lan ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định bôi thuốc ngoài da để tự điều trị tại nhà. Nhưng đối với tình trạng mụn có kích thước to, gây đau nhức và vướng víu trong sinh hoạt thì lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định tiểu phẫu để cắt bỏ mụn cóc.
Tuy nhiên cắt bỏ mụn cóc là phương pháp chữa trị chỉ có tính tạm thời, không thể đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn vì phương pháp này không thể lấy được toàn bộ nhân mụn cóc. Nhưng nó cũng có ưu điểm là loại bỏ được những nốt mụn cóc sần sùi trên da và lành vết thương nhanh chóng sau khi phẫu thuật để bệnh nhân không còn đau đớn do mụn cóc hoành hành.

Thông thường, bác sĩ chỉ định mổ mụn cóc khi mụn có kích thước dưới 2cm, xuất hiện ở những vị trí dễ bị va chạm trong hoạt động thường ngày như lòng bàn chân, cạnh bàn chân, lòng bàn tay, gót chân,… Ngoài ra, vẫn còn có một số phương pháp chữa trị mụn cóc khác bạn có thể tham khảo tìm hiểu như: dùng thuốc bôi, chấm nitơ lỏng, tiêm thuốc trị mụn cóc,…
Biện pháp ngăn ngừa mụn cóc xuất hiện trên da
Tuy mụn cóc là các khối u lành tính nhưng nó đôi khi cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, hay ngứa ngáy gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, tốt nhất vẫn nên phòng ngừa mụn cóc xuất hiện và quay trở lại với một số biện pháp sau đây:
- Tiêm ngừa vắc xin phòng nhiễm virus HPV.
- Tắm gội sạch sẽ mỗi ngày.
- Tránh tiếp xúc ngoài da với người bị bệnh mụn cóc, nốt mụn cóc.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người đang bị mụn cóc.
- Ăn uống đầy đủ để sức đề kháng được tăng cường.
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày để loại bỏ độc tố.
- Tập thể dục thường xuyên giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Khi thấy da có triệu chứng khác lạ, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị mụn cóc cũng không nên quên thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt hơn.